[Nhân Vật] Lão Tướng Marathon Mông Cổ Theo Đuổi Ước Mơ Tham Gia Olympic Lần Thứ 6 Sau Thất Bại Tại TVH Tokyo 2021

Thanh Hai
Đăng ngày 14/06/2022
502 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Có lẽ bạn chưa từng chú ý đến chân chạy người Mông cổ Ser-Od Bat-Ochir, nhưng cũng có thể bạn đã từng bắt gặp anh ấy xuất hiện trong các giải đua marathon đẳng cấp thế giới. Mặc dù anh chưa từng có duyên với các giải thưởng ở những giải đấu cấp thế giới như Olympic, và cũng chưa từng tạo thành tích Sub 2:08, thậm chí chưa hề lọt vào tốp 15 của các giải điền kinh Vô địch Thế giới, song chân chạy 40 tuổi này đã làm được điều mà các cổ nhân trong lịch sử Mông Cổ chưa từng làm.

Ser-Od Bat-Ochir và đồng đội tại Giải vô địch Điền Kinh ở Doha 2019. (Ảnh: Getty Images)

Tại các giải Vô Địch Điền Kinh Thế giới từ năm 2003 đến nay, Ser-Od Bat-Ochir đều luôn có mặt trên các đấu trường quốc tế tranh tài, thậm chí ở Olympic Tokyo cũng không vắng bóng chân chạy Mông Cổ. Mặc dù ở vũ đài Thế Vận Hội lần này anh không thể hoàn thành đường chạy, song sự thất bại lần này giúp anh tìm ra một mục tiêu mới, đó là nếu như anh có thể đạt chuẩn tham gia Olympic Paris 2024, thì anh sẽ là vận động viên đầu tiên trong lịch sử tham gia 6 lần Thế Vận Hội nội dung marathon.

Đến với tổng quan của sự nghiệp của Bat-Ochir, anh đã từng tham gia tổng cộng 74 giải marathon, anh cho biết: “Tôi muốn học theo tinh thần của Desiree Linden (nữ quán quân Boston Marathon 2018), đó là tiếp tục có mặt trên các đấu trường marathon.”

Ser-Od Bat-Ochir tại Giải Vô Địch Điền Kinh Doha 2019. (Ảnh: Getty Images)

Tại Giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới Oregon 2022, Bat-Ochir đã hoàn thành kỷ lục 10 lần liên tiếp tham dự các giải điền kinh quốc tế. Tại nội dung thi đấu lần này, không một vận động viên nào có kỷ lục gần với của Bat-Ochir, và ở bộ môn đi bộ nhanh này thì hiện chỉ có hai người làm được, đó là Joao Vieira (Bồ Đào Nha) và Jesus Angel Garcia (Tây Ban Nha).

Tuy nhiên, ở nội dung marathon, Bat-Ochir đã có kinh nghiệm tham gia tròn 20 năm không thành tích. Đối với nhiều người, nếu gặp tình huống như anh Mông Cổ này thì có lẽ đã rút khỏi sự nghiệp từ lâu, Nhưng vì sao những thất bại đó lại không hề ảnh hưởng đến Bat-Ochir?

“Đây là hai việc hoàn toàn khác hẳn nhau. Đầu tiên, tôi thích chạy bộ, đây là một cảm giác tận hưởng thật sự, vì bản than tôi vui nhất trong khi thực hiện chạy bộ. Mặt khác, vợ tôi đã không ngừng động viên tôi suốt 17 năm. Và đó chính là điều làm tôi thấy chạy bộ rất xứng đáng.” Bat-Ochir chia sẻ.

“Ở Mông Cổ, vào mùa đông nhiệt độ có thể dao động từ -15 độ C đến -40 độ C, đây quả thực là một khảo nghiệm lớn đối với những vận động viên chúng tôi”, Bat-Ochir nói. Đồng thời, anh thường thực hiện những bài tập chạy đường dài trong đa số thời gian trong năm, thậm chí mùa đông anh mặc đến tận 4,5 lớp áo dày tập luyện một mình trên các nẻo đường lạnh giá. Sau mỗi buổi tập vào mùa đông, anh lại chui vào chiếc xe hơi bật lò sưởi để giữ ấm người.

Ser-Od Bat-Ochir cầm cờ đại diện quốc gia Mông Cổ tại lễ khai mạc Olympic Luân Đôn 2012. (Ảnh: Getty Images)

Ser-Od Bat-Ochir lớn lên tại Govi-Altai aimag, một tỉnh phía Tây Mông Cổ, nơ có độ cao cách mặt nước biển 2.000 mét. Nam 12 tuổi, anh dời sang sống tại thủ đô Ulaanbaatar. Bat-Ochir làm quen với chạy bộ từ thuở tiểu học và giành chiến thắng đầu tiên trong đời, “Từ thời khắc ấy, tôi biết rằng đây là điều mà tôi muốn làm.” Rồi khi lên 14, anh bắt đầu đầu quân vào sự nghiệp thể thao, tham gia các giải chạy cự ly trung bình. Song, sau khi xem xong giải đua marathon tại Olympic Sydney 2000, anh phát hiện rằng bản thân vô cùng yêu thích chạy đường dài. Vì vậy, anh đã hứa hẹn rằng sẽ có mặt tại Olympic tiếp theo.

Năm 2002 chính là lần đầu tiên anh có mặt tại giải đua marathon. Một năm sau đó, anh đã viết nên kỷ lục lịch sử Mông Cổ tại Giải Vô Địch Điền Kinh Paris với thành tích 2 giờ 26 phút 39 giây. Ngoài ra, ở đất nước của Bat-Ochir khó có thể có các vận động viên dày dặn kinh nghiệm để anh học hỏi, anh chỉ có thể tự tìm hiểu trong những lần thi đấu của chính bản thân để tìm ra các điểm yếu cần cải thiện của mình.

Bat-Ochir cho biết: “Tôi thực sự không biết phải tập luyện như thế nào. Khi tôi bắt đầu chạy marathon, ở Mông Cổ có rất ít người và rất ít kinh nghiệm để tôi học hỏi. Sau khi tham gia vài giải đua ở nội dung này, tôi mới bắt đầu tìm hiểu cách giúp mình nâng cao thành tích”. Tại Olympic Athens 2004, Bat-Ochir đã có mặt và hoàn thành đường đua với thời gian 2 giờ 33 phút 24 giây, đồng thời đứng thứ 74 trong bảng tổng sắp, và đây mới chính thức là sự bắt đầu chuyến hành trình khảo nghiệm đầy gian khó cho anh.

Công cuộc tìm kiếm cơ hội thứ 2 để có mặt tại Olympic lại càng khó khăn hơn khi Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã nâng tiêu chuẩn lên cao đến ngưỡng 2 giờ 14 phút, nhiều người nói với Bat-Ochir rằng: “Người Mông Cổ không thể chạy marathon, mặc dù anh đã rất xuất sắc với thành tích hiện giờ của mình, nhưng anh khó có thể tạo nên thành tích như Paula Radcliffe 2 giờ 15 phút (kỷ lục quán quân marathon nữ thời ấy), huống chi anh phải chạy đạt chuẩn 2 giờ 14 phút, anh phải làm như thế nào?”

Song, Bat-Ochir không hề nhục chí, cuối cùng anh cũng đã làm nên thành tích 2 giờ 14 phút 15 giây vào năm 2008 và đạt chuẩn tham gia Olympic, đồng thời cũng đã nâng thứ hạng của mình lên 52 trong bảng tổng sắp với thành tích 2 giờ 24 phút 19 giây tại Olympic Bắc Kinh. Sau đó, anh lại tiếp tục nâng cao thành tích kỷ lục của chính bản thân, 2 giờ 12 phút 35 giây vào năm 2010 và 2 giờ 11 phút 35 giây năm 2011. Đặc biệt, tại giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới năm 2011, Bat-Ochir đã rút ngắn đến 30 giây (2 giờ 11 phút 05 giây) với thứ hạng 19.

Ser-Od Bat-Ochir tại Thế Vận Hội Luân Đôn 2012. (Ảnh: Getty Images)

Năm 2014, sau khi chuyển Sang Nhật Bản sinh sống, sự nghiệp của Bat-Ochir đã chuyển sang một trang mới khi đầu quân thi đấu cho tập đoàn NTN. Vào tháng 12 cùng năm, anh đã nâng kỷ lục của Mông Cổ lên 2 giờ 08 phút 50 giây. Đồng thời, những giải đua lớn không hề thiếu vắng bóng dáng của “vị tướng” làng marathon Mông Cổ này.

Sau Olympic Rio 2016, chấn thương bắt đầu khiến anh chậm lại mặc dù vẫn có thể bước vào cung điện Thế Vận Hội để tranh tài, nhưng anh chỉ có thể giành thứ hạng 91 với thành tích 2 giờ 24 phút 26 giây. Chấn thương của anh đi vào giai đoạn xấu trong những năm 2018-2019, và nguyên chính là sự bắt ép tập luyện của HLV trong tập đoàn NTN trong khoảng thời gian VĐV bị thương. Đến tháng 2/2021, tại Biwako Mainichi Marason, Bat-Ochir đã hoàn thành đường đua với thành tích 2 giờ 09 phút 26 giây, đồng thời đạt chuẩn quay lại tham gia Olympic Tokyo. Lúc ấy cũng là đỉnh cao trong sự nghiệp của anh, và dường như ông trời cũng đã trêu đùa anh, máy lạnh tại phòng trọ lúc nóng lúc lạnh khiến anh bị cảm lạnh và sốt cao ba ngày. “Lúc tôi hồi phục lại, tôi cảm thấy như cơ thể có gì không ổn, toàn bộ sức lực của tôi đã mất hết”, Bat-Ochir kể lại.

Và anh đã tham dự Olympic Tokyo trong tình trạng thua kém về mặt sức khỏe, mặc dù ở những cây số đầu của chặng đua anh đầy thể lực, nhưng cũng khó có thể qua khỏi ảnh hưởng của bệnh tật, bệnh cảm khiến cho cơ tứ đầu đùi của anh đi vào thế cứng nhắc sau 14km, khiến anh lựa chọn một phương pháp chạy khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, “Lúc tôi phát hiện đùi của mình không thể nhấc lên nữa, tôi đã ý thức được cái khó của mình, tôi đã rút một cây kim băng của bảng số BIB để chích vào phần cơ tứ đầu đùi 2-3 phát. Đây là cách giúp cho cơ bắp của tôi thả lỏng để tôi có thể chạy tiếp.”

Mặc dù đã dung phương thức “đẫm máu” kích hoạt và bức ép đôi chân đi tiếp, nhưng cũng phải đến lúc chúng quay lại phản kháng. Sau 30km, cơ thể của Bat-Ochir đã không còn chịu đựng được nữa, anh cũng biết rằng cuộc đua đến đây là kết thúc với 3 chữ DNF (không hoàn thành) tại Olympic lần này.”

Sự thất bại lần này tại Olympic đã khiến anh phải im hơi lặng tiếng và rơi hẳng xuống vực sâu, song vợ anh là người đã kéo anh ra khỏi địa ngục này, vợ Bat-Ochir nói với chồng: “Anh phải thoát khỏi cục diện này mới có thể đi đến mục tiêu tiếp theo, mọi thứ vẫn chưa đến hồi kết.” Lời nói của vợ đã khiến Bat-Ochir trở nên dung cảm hơn và quyết định tham gia Olympic 2024 tại Paris.

Ser-Od Bat-Ochir tại giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Cùng với sự hết hạn của hợp đồng với tập đoàn NTN, Bat-Ochir đã tìm được nhà tài trợ mới và tiếp tục sự nghiệp chạy bộ của mình, nhà tài trợ lần này nhiệt tình ủng hộ VĐV Mông Cổ tham gia giải marathon Olympic lần thứ 6 trong sự nghiệp chạy của anh, để cho 4 đứa con của anh thấy được tấm gương theo đuổi ước mơ mạnh mẽ của bố. Để tập luyện thi đấu cho mục tiêu tiếp theo tại Olympic Paris 2024, Bat-Ochir chạy với lượng 150-200km mỗi tuần, đồng thời cũng đang chuẩn bị cho các giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới, mục tiêu lần này của anh là phải vượt qua thành tích tại giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới Daegu Marathon (Hàn Quốc), xếp hạng thứ 19.

Cuối cùng, Bat-Ochir cho biết: “Mặc cho hiện giờ tôi khó có thể tiếp tục duy trì được khả năng cạnh tranh, nhưng tôi vẫn tiếp tục chạy với tinh thần của một dân chạy phong trào”, “Tôi sẽ chạy vì niềm vui, sức khỏe và sự bình yên trong mình. Tôi sẽ tiếp tục làm những gì tôi có thể, chỉ cần tôi còn có thể, tôi sẽ làm được.”


Theo Running Biji