[Kiến Thức] Hãy Cẩn Thận: Ngồi Quá Lâu Sẽ Ảnh Hưởng Đến Tuổi Thọ Của Bạn!

Nam N. Phung
Đăng ngày 04/06/2020
549 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Bạn đã từng ngồi liên tục 5 tiếng chưa? Nếu như có thì bạn nên đặc biệt chú ý (Nguồn ảnh: Bác sĩ vật lý trị liệu A Chu)

 

Ngồi có thể được cho là tư thế sử dụng nhiều nhất khi chúng ta thức. Chúng ta có thể nhớ lại rằng từ lúc học mẫu giáo cho đến khi đại học, hoặc sau khi tốt nghiệp đi làm, hay khi đi lại trên phương tiện giao thông công cộng, cho đến khi về đến nhà nghỉ ngơi xem TV, hay sử dụng điện thoại đều không thể tránh khỏi việc ngồi trên ghế. Ngồi có thể nói là tư thế được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, con người chúng ta không được sinh ra để lười vận động. (Nguồn ảnh: Bác sĩ vật lý trị liệu A Chu)


Tư thế ngồi là một sản phẩm trong thời đại công nghiệp. Tuy nhiên, nền văn minh của loài người đã phát triển hàng ngàn năm. Sự tiến hóa của loài người đã phát triển từ việc đi trên bốn chân như khỉ, sau đó có thể đứng lên và đi lại bằng hai chân và đã duy trì điều này được gần 200.000 năm. Do đó, loài người chỉ ép bản thân cần đến việc ngồi trên ghế trong khoảng thời gian gần đây.

Cơ thể con người vốn dĩ không thích hợp để ngồi trong một thời gian dài, nhưng nếu chúng ta cứ ép cơ thể phải ngồi liên tục 8 tiếng trở lên, thì điều gì sẽ xảy ra? Kết luận này có thể khiến mọi người ngạc nhiên và sợ hãi, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ngồi quá lâu sẽ làm giảm tuổi thọ của bạn.

Mặc dù có vẻ không đáng tin, nhưng sự thực này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong 16 năm qua, 18 nghiên cứu được thực hiện trên tổng số 800.000 người và đã cùng có một kết luận tương tự. Ví dụ, trong một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2010 với 8.800 người trưởng thành trong 6,6 năm. Nghiên cứu cho thấy những người dành 4 giờ mỗi ngày để ngồi và xem TV có tỷ lệ tử vong cao hơn 46% so với những người ngồi ít hơn 2 giờ mỗi ngày. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người ngồi hơn 12 giờ mỗi ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Nhìn chung, bất kể nguyên nhân cuối cùng gây đến tử vong là gì, những người ít vận động có tỷ lệ tử vong cao hơn tới 50% so với những người vận động bình thường.

Vậy chúng ta nên làm gì? Chỉ cần không ngồi quá lâu là được? (Nguồn ảnh: Bác sĩ vật lý trị liệu A Chu)


Tất nhiên, nếu có thể ngồi ít lại thì sẽ mang lại hiệu quả sức khỏe tốt hơn. Nhưng nếu nhu cầu công việc phải ngồi mọi lúc mọi nơi thì bạn phải làm gì? Bạn có một lựa chọn khác: hãy đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 phút ngồi.

Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên khi nghĩ đến: sau khi ngồi làm việc được 30 phút, cũng là lúc đang tập trung nhất, nếu phải đứng dậy đi và đi bộ, không phải sẽ làm phân tán tư tưởng sao? Tuy nhiên, hiệu quả của việc này sẽ không làm bạn thất vọng. Vào năm 2017, một thí nghiệm chéo ngẫu nhiên đã phát hiện ra rằng 30 phút đứng lên và đi lại một chút có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đồng thời cải thiện các vấn đề về đường và chuyển hóa trong máu. Gián đoạn tư thế ngồi có thể cải thiện hiệu quả các cơn đau thông thường như đau thắt lưng và đau chi dưới. Trước đây, bởi vì công việc và ít vận động, các nhân viên văn phòng đều lo lắng về vòng eo ngày một tăng và bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về tim mạch, thậm chí đau vai và cổ và đau lưng. Giờ đây, mọi người đã có cách giải quyết.

Bạn có thường ngồi quá lâu mà không chú ý không? Trong khi thay đổi tư thế ngồi, cũng đừng quên làm gián đoạn thời gian ngồi.