[Kiến Thức] Bạn Có Biết Tầm Quan Trọng Của Vòm Bàn Chân Không?

Sang Nguyen
Đăng ngày 04/06/2020
668 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích



Vòm bàn chân có thể hấp thu lực sốc tác động lên bàn chân

Các chấn thương trong khi chạy chẳng hạn như viêm cân gan chân thông thường bị gây ra bởi sự sụp đổ của vòm bàn chân. Vòm bàn chân bao gồm một vòm dọc (Longitudinal arch) và vòm ngang (Transverse arch). Khi chạy hoặc nhảy, vòm bàn chân giống như một lò xo (như hình dưới), giúp chân giữ được độ mềm mại để cung cấp khả năng chống sốc, ổn định và giải phóng năng lượng, tránh chèn ép các mạch máu và dây thần kinh, giảm nguy cơ hao mòn cơ xương và lưu trữ lực phản ứng để quay trở lại bước tiếp theo, giúp giảm tiêu hao năng lượng khi chạy.

足弓的重要性


Sụp vòm bàn chân dẫn đến chân thương chi dưới 

Vòm bàn chân mệt mỏi hoặc quá tải sẽ dẫn đến giảm độ đàn hồi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả chống sốc. Bàn chân sẽ không có khả năng hấp thụ trọng lượng cơ thể và lực phản ứng với mặt đất, dẫn đến tăng tỷ lệ thương tật. Nếu muốn cải thiện vòm bàn chân bị bẹt, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu vòm dọc sụp đổ, bạn có thể sử dụng vòm ngang để tăng cường.

Tầm quan trọng của vòm ngang 

Năm 2020, một nghiên cứu về cơ học sinh học được công bố trên tạp chí học thuật quốc tế nổi tiếng Nature với tiêu đề “Ahead of the curve in the evolution of human feet” (Vòm bàn chân người trước khi tiến hóa) đã quan sát ảnh hưởng của độ cứng vòm bàn chân đối với tải trọng. Nghiên cứu cho thấy vòm ngang có đóng góp quan trọng của bàn chân đối với tổng tải trọng cơ thể.

足弓的重要性


Như vậy, có thể thấy rằng vòm ngang có thể bù đắp cho bàn chân khi vòm dọc bị sụp, do đó có thể duy trì khả năng hấp thụ sốc và đàn hồi. Nhưng các yếu tố khác cũng cần phải xem xét chẳng hạn như: cân gan chân và ảnh hưởng của cơ bắp đến sự điều chỉnh vòm bàn chân. Trong tương lai, các dòng giày thể thao có thể được thiết kế để tăng sự hỗ trợ của vòm ngang, giúp tăng độ cứng của vòm bàn chân và giảm sự xuất hiện của chấn thương.


Tài liệu tham khảo:

Lichtwark, G. A., & Kelly, L. A. (2020). Ahead of the curve in the evolution of human feet. Nature, 579, 31-32

Welte, L., Kelly, L. A., Lichtwark, G. A., & Rainbow, M. J. (2018). Influence of the windlass mechanism on arch-spring mechanics during dynamic foot arch deformation. Journal of the Royal Society Interface, 15(145), 20180270.

[Nguồn bài viết: Running Biji]