[Kiến thức] Mang giày hay chạy chân trần?

Sang Nguyen
Đăng ngày 01/07/2020
1,467 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Ngày nay, giày chạy bộ được xem là trang bị không thể thiếu của các runner. Vào 1960, Abebe Bikila đã giành huy chương vàng ở giải đua marathon tại Olympic La Mã bằng đôi chân trần của mình với thời gian hoàn thành là 2:15’:16’’. Đến 1984, runner người Nam Phi Zola Budd cũng đã lập kỉ lục ở cự ly 5000 mét bằng chân trần, lúc này nhiều người cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc tập luyện bằng chân trần. 

Cho đến 2010, Nike đã cho ra đời dòng giày Free, nhấn mạnh ưu điểm của giày gót thấp và chân trần trong bộ môn chạy bộ. Do đó, “chạy bộ bằng đôi chân trần” cứ sau một chu kì mười mấy năm lại gây xôn xao dư luận, và cho đến ngày nay vẫn có rất nhiều nhãn hiệu giày thể thao cho ra đời các dòng giày chân trần của họ. 

Rốt cuộc thì hiệu quả của việc tập chạy bằng chân trần là gì?


 Trào lưu chân trần

Nhắc đến tộc chạy bộ, chúng ta đều liên tưởng đến các chàng trai đến từ châu Phi, các vận động viên người Kenya. Năm 2010, trong tạp chí Nature có một bài viết liên quan đến các runner Kenya “Barefoot running strikes back”, điều khác biệt giữa chạy bằng chân trần và mang giày chạy, đồng thời phát hiện rằng những người chạy chân trần thường tiếp đất bằng mũi chân. Trong quyển sách mang tên “Born to Run” (Sinh ra là để chạy) Christopher McDougall, tác giả đã miêu tả cách chạy của người Tarahumaes, đồng thời khởi xướng những lợi ích của việc chạy chân trần và mang giày tối giản (minimalist shoes), và trào lưu tập chạy chân trần bắt đầu từ đây. Nhiều runner khi mới bắt đầu thử tập luyện theo kiểu này, và khi tham gia các giải đua marathon thì họ mang những lọa giày tối giản hoặc giày năm ngón. Vì vậy, các thương hiệu giày cũng đua nhau cho ra mắt sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, như nhà sản xuất giày chân trần Vibram trước đây đã tiết lộ rằng dòng giày năm ngón (FiveFingers) có chức năng mô phỏng chạy chân trần, cải thiện tư thế chạy, đồng thời có chức năng hạn chế chấn thương. Nhưng cho đến nay vẫn chưa hề có bất cứ một nghiên cứu nào chứng minh các lợi ích trên, cho nên nhiều người vẫn hoài nghi về vấn đề này. Nói tóm lại thì chân trần và hình thái chạy bộ có khác biệt như thế nào?

赤足還是穿鞋好? 著地型態才是關鍵

Giày năm ngón (Nguồn ảnh: Web khoa học vận động)


 Hình thái tiếp đất là quan trọng hơn hết

Trong một nghiên cứu cơ chế sinh học “Is the foot striking pattern more important than barefoot or shod conditions in running?, về việc sử dụng chân trần và mang giày cùng với cách tiếp đất khác nhau (tiếp đất bằng mũi chân, gót chân).

赤足還是穿鞋好? 著地型態才是關鍵

Thí nghiệm về việc sử dụng chân trần và mang giày cùng với cách tiếp đất khác nhau (Nguồn ảnh: Gait & Posture, 38(3), 490-494)

Kết quả chứng minh rằng: Bất luận mang giày hay chạy chân trần, việc tiếp đất bằng mũi chân chịu áp lực ít hơn so với việc tiếp đất bằng gót chân. Một nghiên cứu khác cho thấy, việc tiếp đất bằng mũi chân có thể giảm đi gánh nặng cho chi dưới và gia tăng góc độ co lại của khớp gối, như vậy có thể tạo hiệu ứng đệm giảm tốc, đồng thời cải thiện độ linh hoạt của chi dưới trong quá trình chạy bộ. Ngoài ra, khi tiếp đất bằng mũi chân sẽ gia tăng gánh nặng cho nhóm cơ bụng chân, và có thể nhờ vào việc tập luyện phù hợp có thể hạn chế các chấn thương trong vận động.

赤足還是穿鞋好? 著地型態才是關鍵

Hiệu suất gánh nặng trung bình của việc tiếp đất bằng mũi chân (Average loading rate), hiệu suất gánh nặng lớn nhất (Maximal loading rate) thấp hơn việc tiếp đất bằng gót chân (Nguồn ảnh: Gait & Posture, 38(3), 490-494)

Từ đó cho thấy việc tiếp đất của chân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chạy bộ, những runner mang giày chạy có thể cải thiện khả năng đệm giảm tốc của bản thân nhờ vào việc thay đổi hình thái tiếp đất của chân (tiếp đất bằng mũi chân), do đó có thể hạn chế nguy cơ chấn thương. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột hình thái tiếp đất cũng rất dễ gây chấn thương. Phương pháp vận động của mỗi người hoàn toàn khác nhau, không tồn tại phương pháp tốt nhất, chỉ cần chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân là được.


Tài liệu tham khảo:

Lieberman, D. E., Venkadesan, M., Werbel, W. A., Daoud, A. I., D’andrea, S., Davis, I. S., & Pitsiladis, Y. (2010). Foot strike patterns and collision forces in habitually barefoot versus shod runners. Nature, 463(7280), 531-535.

Shih, Y., Lin, K. L., & Shiang, T. Y. (2013). Is the foot striking pattern more important than barefoot or shod conditions in running?. Gait & Posture, 38(3), 490-494.

[Nguồn bài viết: Running Biji]