[Chia Sẻ] Khi Chỉ Cách Vạch Đích 400 Mét, Bạn Chọn Bỏ Cuộc Hay Kiên Trì Đến Cùng?

Nam N. Phung
Đăng ngày 16/12/2020
1,008 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Hôm nay hãy để cỗ máy thời gian Biji đưa bạn trở về năm 1984, cái năm mà Thế Vận Hội xuất hiện một sự kiện vô cùng phi thường.

Trước năm 1900, trên đấu trường của các Thế Vận Hội cổ không hề có sự xuất hiện của các VĐV nữ, cho đến năm 1900, tại Thế Vận Hội hiện đại lần thứ hai đã dần dần có sự góp mặt của các tuyển thủ nữ. Đến năm 1928, Thế Vận Hội dành cho phái nữ đã lộ diện trên sân thi đấu điền kinh, nhưng ở cự ly 800 mét, các tuyển thủ nữ đã lần lượt đổ xuống đất sau khi đạp vạch đích, sự việc này đã gây xôn xao, làm cho nhiều người cho rằng phái nữ không đủ thể lực để gánh chịu mức vận động này và cự ly thi đấu 800 mét đã bị hủy bỏ từ đó, cho đến năm 1960 mới mở lại cự ly chạy này.

Và những sự kiện trên đã đem lại nhiều cải biến cho năm 1984, và thể loại marathon dành cho nữ đã được thêm vào hạng mục thi đấu, hạng mục này đã được đưa vào giải đua trễ hơn 88 năm so với nam giới, và cũng chính điều này làm cho sự bình đẳng về giới tính vươn đến một cảnh giới khác, khan giả cũng không xa lạ gì với thời khác lịch sử này.

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 5/8/1984, 55 nữ tuyển thủ đến từ 28 quốc gia đã vào vị trí sẵn sàng trên sân điền kinh tại Thế Vận Hội Los Angeles. Lúc này nhiệt độ ngoài trời chỉ tầm 19oC, tuy thân nhiệt vẫn cao hơn một tí nhưng điều đáng lo ngại đó là độ ẩm không khí.

Trước sự im lặng đến nghẹt thở của hàng ghế khán giả nghinh tiếp Joan Benoit, nữ vận động viên đầu tiên trong lịch sử Thế Vận Hội, và cô cũng là nữ VĐV đạt giải quán quân marathon với pace 1’30’’, vì vậy ngay khi cô bước vào đấu trường, cả khán đài nghiêng ngả với tiếng hoan hô như sấm dành cho Á Hậu marathon này.

Photo: Olympic channel

Tuy nhiên, có lẽ việc phá kỉ lục không phải là cách duy nhất lưu danh muôn thuở, rồi một ngày nào đó cái vinh quang này cũng sẽ bị lãng quên, tuy nhiên lòng quyết tâm, nghị lực, và một tinh thần nỗ lực vẫn luôn được thế nhân ca tụng không ngừng.


Và chính cái tinh thần tích cực này đến từ tuyển thủ người Thụy Sĩ 39 tuổi Gabriela Andersen-Schiess, cô đã khẳng định đây là giải đua đầu tiên cũng như giải đua cuối cùng trong Thế Vận Hội marathon của mình, suốt 30 km đầu của chặng đua của cô đã diễn ra một cách suông sẻ.

Cho đến trạm tiếp năng lượng ở cự ly số 30, cô đã vô tình bỏ qua thực phẩm bổ sung của trạm, và lúc này dưới ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài lên đến 30oC cùng với đô ẩm >90%, ngay khi tiến đến vạch đích trước sân vận động, Gabriela đã rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng và sốc nhiệt.

Photo: Olympic channel

Gabriela nghiêng ngả bước vào sân trong, lúc này cô chỉ cách đương kim vô địch Joan Benoit với khoản thời gian 20 phút, cả khán đài hơn vài chục ngàn đôi mắt hướng về nữ VĐV sắp gục ngã này, đồng thời các nhân viên y tế cũng đã gấp rút đuổi theo và hỏi cô có cần trợ giúp hay không, nhưng Gabriela đã từ chối, vì cô sẽ bị loại khỏi cuộc đua nếu nhận sự trợ giúp của họ.

Photo: Olympic channel

Lúc này, nếu không màn đến sự thắng bại trong cuộc đua, Gabriela đã có thể lựa chọn nhận sự trợ giúp của nhân viên y tế, tuy nhiên cô đã cự tuyệt. Sự kiêu hãnh của cô chính là cô vẫn kiên trì sải bước cho đến vạch đích để hoàn thành đường đua này. Các nhân viên y tế thấy dòng mồ hôi không ngừng đổ xuống khắp người Gabriela, xác nhận đây chính là một tín hiệu tốt, nên họ đã không tiếp tục tiến về trước ngăn cản cô và đồng ý để cô hoàn thành những mét cuối cùng của chặng đua.

Tuy chỉ còn cách đích 400 mét mà trông như một quãng đường khá dài, Gabriela cố lê thân hình kiệt sức của mình đến đích, lúc này toàn bộ khán đài đã đứng lên đồng loạt, hò hét cổ vũ cho tinh thần thép của nữ VĐV này.

Và cứ như thế, Gabriela đã mất 5 phút 44 giây để chạm đích, lúc này khán đài rung chuyển hẳn lên, khí thế sôi sùng sục vì họ biết rằng Gabriela đã làm được điều đó, cô đã dùng nghị lực mạnh mẽ của mình để đánh bật những quan niệm cổ hữu cho rằng phái nữ là phái yếu.

Photo: Olympic channel

Cuối cùng, Gabriela đã hoàn thành giải đua với thời gian 2:48’:44’’, xếp hạng thứ 37 trong tổng số 44 VĐV tham gia. Mặc dù cô không có duyên với huy chương vàng của giải, nhưng chính tinh thần thép xứng đáng là niềm kiêu hãnh của cô.

Đối với các giải Thế Vận Hội mà bạn đã từng theo dõi từ trước đến giờ, khoảnh khắc nào làm bạn ấn tượng và cảm động nhất?


Nguồn bài viết: Running Biji