[Nhân vật] Runner khiếm thị HungKuo Chan đã tự chắp cánh ước mơ bằng chính đôi chân của mình

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/10/2020
680 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Một trận đấu giằng co không phân thắng bại giữa ước mơ và hiện thực luôn là vấn đề phải đối mặt của nhiều người, thỏa hiệp hay nhượng bộ là một câu hỏi khó giải đáp, và đây chính là mâu thuẫn mà runner khiếm thị HungKuo Chan đã phải đối mặt từ lúc còn nhỏ với đôi mắt của mình, trở ngại này đã đập tan ý định du học của anh. Tuy nhiên, cuối cùng anh cũng đã có được sự công bằng và tìm ra phương hướng cho cuộc sống của bản thân, và chạy bộ càng làm cho anh vươn đến những mục tiêu mới, chắp cánh cho những mơ ước của mình.

Bạn chạy đồng hành là thứ quan trọng nhất của runner khiếm thị (Nguồn ảnh: HungKuo Chan)



 Đã từng nhận một vé từ chối trên con đường mơ ước của bản thân

HungKuo Chan (sinh năm 1951) mắc phải chứng đục thủy tinh thể từ lúc mới sinh, đến năm ông lên 10 tuổi thì đôi mắt đã rơi vào tình trạng mù hoàn toàn. Tuy nhiên, ông cũng nhanh chóng chấp nhận sự thật đau lòng này, rời khỏi quê hương Đài Nam (Đài Loan) của mình cắp sách lên thành phố Đài Bắc để tiếp tục con đường học hành. Thực ra, ban đầu HungKuo Chan muốn theo đuổi ước mơ trở thành luật sư, ông rất nỗ lực học tập tại khoa Luật của trường Đại Học Đài Bắc và trong suốt quá trình học ông luôn đạt được thành tích ưu việt. Sau khi tốt nghiệp, với sự đồng ý của phụ huynh trong gia đình, ông đã làm việc một năm tại văn phòng luật sư lớn nhất của thủ đô Đài Loan. Đến năm 2007, Hung nhận được học bổng du học, mọi sự trông rất tốt đẹp nhưng ông không ngờ rằng cái khó khăn nhất vẫn chưa thật sự bắt đầu.

“Lúc ấy tôi rất muốn ra nước ngoài du học, nhưng có thể là do quá trình ban đầu quá thuận lợi làm cho tôi băn khoăn khi bước trên con đường chọn lựa này.” Năm ấy, HungKuo Chan nhận được 3 phần học bổng từ ba trường khác nhau, và ông đã chọn học tại chi nhánh trường Madison, bang Wisconsin (Mỹ), “Mùa đông năm ấy tuyết rơi rất lạnh, khuôn viên trường lại quá lớn, đôi lúc tôi mất đi phương hướng khi đang đi bộ trên đường, nhưng lại không tìm được người giúp đỡ bởi vì trường tôi thật sự quá rộng lớn.” Có nhiều lúc HungKuo Chan thậm chí phải di chuyển bằng cách bò trường mới có thể đảm bảo sự an toàn của bản thân, tuy nhiên những khó khăn này không phải là vướng ngại thật sự của ông, cái khó nhất ở đây là học tập, “Lúc ấy trường không hề có chính sách hỗ trợ cho người khiếm thị như tôi, và tôi bắt đầu theo không kịp tiến độ trên lớp, bị trượt rất nhiều môn.” Đối với một người ham học từ nhỏ như Chan mà nói, việc không bắt kịp các bạn trong lớp là thất bại lớn nhất của ông, nhưng ông không hề nghĩ đến ước mơ du học của mình đã nhanh chóng vỡ tan ngay giữa chừng, “Lúc ấy tôi thật sự có hỏi trường về việc chuyển trường, chuyển đến một nơi có khí hậu ôn hòa hơn và chấp nhận một học sinh khiếm thị như tôi, cuối cùng tôi cũng đã thành công, tuy nhiên họ bắt buộc tôi phải đợi đến học kỳ sau mới được nhập học, và giáo sư của khoa đã hủy bỏ visa của tôi.” Do đây là học bổng du học, một khi thân phận học sinh bị cắt ngang giữa chừng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội du học, Chan cũng đã tìm đủ mọi cách để cứu vãn cục diện này nhưng không thành, ông đành ngậm ngùi cuốn gói về nhà.

 Không phí thời gian để đau lòng vì chuyện này, ông trời không cho ta cơ hội thì ta tự tạo cơ hội cho mình 

Mặc dù sau khi về nước, Hung vẫn rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tuy nhiên ông nghĩ ngay đến việc trước tiên phải làm là ổn định cuộc sống bản thân, do đó ông đã đăng ký một kỳ thi dành cho người khuyết tật, và không may ông đã thi trượt, nhưng chỉ thiếu một điểm là đậu, “Điều này đã cho tôi thêm lòng tin về chính mình” Hung đăng ký thi lần hai và lần này ông đã thuận lợi lấy được tấm bằng chứng nhận đủ tư cách xin vào cơ quan nhà nước làm việc, đồng thời ông cũng lấy được tấm bằng của khoa quản lý của trường Đại Học Chính Trị, “Tôi nghĩ rằng tôi phải bù đắp cho việc học dở dang ở Mỹ, nếu không thì tôi nhất định sẽ rất hối hận.”

Không bước tiếp vào ngành Luật là sự thỏa hiệp của Chan, bởi vì lối vào ngành luật rất hẹp, môi trường pháp luật liên quan ở Đài Loan không mỉm cười với người khiếm thị cho lắm, do đó ông đã chọn con đường hành chính, chính sự nhượng bộ này đã giúp ông tiết kiệm thời gian. Sau khi đã ổn định cuộc sống của mình, HungKuo Chan bắt đầu thử thách thể lực của mình, vốn có thói quen vận động, nên ông đã quyết định tham gia một giải chạy marathon.


Lá cờ tổ quốc là thứ mà HungKuo Chan luôn mang theo bên người khi tham gia các giải đấu quố c tế (Nguồn ảnh: HungKuo Chan)


 Tôi muốn hoàn thành một giải marathon

Là kiện tướng bơi lội và bóng chày dành cho người khiếm thị từ nhỏ, cho nên thể thao là cụm từ không xa lạ gì với Hung, ý định chạy bộ của ông đến từ giải leo thang Taipei 101, “Sau khi tôi tiếp xúc với một số người có cùng sở thích với mình mới phát hiện đa số họ đều tham gia chạy marathon, khoảng thời gian ấy phải viết luận văn nên tâm trạng có chút ngột ngạt, nên tự nhủ với bản thân rằng luyện chạy bộ thử xem sao.” Sau đó, ông không hề chạy một cách tùy tiện, mà vạch ra mục tiêu cho bản thân phải hoàn thành cự ly half marathon cho giải Taipei Marathon vào nửa năm sau, “Lúc ấy tôi biết rằng ban tổ chức có thúc đẩy chế độ nhân viên chạy đồng hành, nên tôi đã bắt đầu tập luyện theo kế hoạch đã lên sẵn của mình, sau đó đã hoàn thành đường chạy một cách thuận lợi, và lúc này hoài bão của tôi cũng to lớn hẳn lên, tôi muốn trở nên mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí ra nước ngoài thử thách.”

Sau khi hoàn thành thử thách đầu tiên của mình, HungKuo Chan đã hướng mục tiêu đến các đường chạy trên thế giới, và đã thành công có mặt tại các giải chạy ở Kanazawa (Nhật Bản), Gold Coast (Úc), Luân Đôn (Anh), Boston (Mỹ), và cho rằng đây vẫn chưa phải là đích đến cuối cùng của ông.


Hiện nay HungKuo Chan đã có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn (Nguồn ảnh: HungKuo Chan)


 Chạy bộ mang lại tinh thần trách nhiệm cho tôi

Nguyên nhân làm cho Hung muốn thử thách các giải marathon quốc tế ngoài việc thử thách bản thân ra thì ông còn muốn tận dụng thân phận khiếm thị của mình cho mọi người thấy được những khó khăn của người khiếm thị và đồng thời cho cả thế giới biết đến quê hương Đài Loan của ông, “Tôi nhất định phải mang theo bên mình lá cờ tổ quốc, mỗi lần tôi tham gia các giải chạy ở nước ngoài, gặp đồng hương đều cảm thấy rất cảm động, họ đều hò hét cổ vũ tôi nói rằng Đài Loan cố lên, các fan đều cổ động mỗi VĐV tham gia, đối với tôi thì đây là thứ đáng quý nhất.”

Thường thì xuất ngoại thi đấu hay liên quan đến vấn đề tài trợ, và đây cũng chính là việc mà Hung muốn thay đổi, “Tôi hi vọng có thể dựa vào thành tích tiến bộ không ngừng của bản thân, tạo thành tiếng nói có trọng lượng hơn để huy động một số nguồn tài trợ giúp cho tài năng của các VĐV khiếm thị được khẳng định nhiều hơn.” Đương nhiên con đường này đầy rẫy gian nan, tuy nhiên HungKuo Chan không ngại khó khăn, cũng như mùa đông năm ấy ở khuôn viên trường đại học Madison, cho dù lạc đường ông cũng có thể tìm được đường về cho mình, “Cái mà thể thao giúp cho tôi đó là giúp tôi nhận thức bản thân mình, hiểu rõ những thiếu sót của bản thân, không ngại cầu cứu ở mọi người, tuy nhiên cũng sẽ dốc sức giúp đỡ người khác.”


Ba môn phối hợp với độ khó cao hơn marathon nhưng HungKuo Chan không hề sợ hãi khi đối đầu (Nguồn ảnh: HungKuo Chan)


 Mong rằng xã hội của chúng ta thấu hiểu những người khuyết tật như chúng tôi

Hiện nay thành tích của Hung đã vô cùng xuất sắc, ông hoàn thành marathon chỉ với khoảng thời gian khoảng 3 giờ đồng hồ, nhưng ông cũng đã chỉ ra một số khó khăn gặp phải, “Sự tiến bộ về mặt tốc độ của tôi đòi hỏi người bạn đồng hành cũng phải bắt kịp, tuy nhiên với cường độ tập hiện nay của tôi mà nói thì bạn đồng hành phải có thực lực cao siêu hơn nhiều mới có thể dẫn dắt tôi trên đường chạy. Để đạt được thành tích như tôi thì người bạn đồng hành có lẽ cũng phải có lịch tập riêng của họ, mà với những khó khăn về mặt công việc và thời gian tập luyện thì việc tìm một người chạy đồng hành không phải là chuyện dễ.” Đây cũng chính là vấn đề lớn nhất mà các runner khiếm thị thường phải đối mặt, họ phải có người chạy cùng thì mới có thể an tâm tập luyện và thi đấu. HungKuo Chan cho rằng mỗi lần ông xuất phát đều với mong muốn cho mọi người thấy được những khó khăn mà người khiếm thị hay gặp phải. Một khi họ hiểu được những khó khăn ấy thì mới có ý muốn giúp đỡ người khác nhiều hơn, “Thực ra thì chúng ta đều không giống nhau, do đó việc tìm kiếm sự giúp đỡ ở người khác là một điều rất bình thường, tuy nhiên phần đông người trong cái xã hội này không phải ai cũng hiểu được nhu cầu và khó khăn của chúng tôi, đây cũng chính là thông điệp mà tôi luôn muốn nhắn nhủ với các bạn.”

Thử thách thể loại ba môn phối hợp là mục tiêu tiếp theo của HungKuo Chan (Nguồn ảnh: HungKuo Chan)


 Bước tiếp theo là trở thành một “ironman”

Ngoài những tiến bộ về mặt tốc độ ra thì nếu chỉ chạy marathon thôi thì vẫn chưa đủ thỏa mãn ước vọng của HungKuo Chan. Gần đây, ông bắt đầu chơi thể loại ba môn phối hợp, nhưng đây lại là một công trình khá lớn, vì cần nhiều người đồng hành hơn, “Thường thì ba môn phối hợp cần phải trên hai người đồng hành cùng tôi, cần chuyên gia bơi lội, chuyên gia đạp xe và cả môn chạy bộ, cho nên đây là một công trình rất lớn, nhưng vinh quang mà nó mang lại cũng gấp bội.”

Do bộ môn đạp xe cần phải sử dụng đến loại xe đạp đôi, do đó cần phải tìm một người đồng hành có thể hình tương đối giống với ông, mặc dù điều này hơi khó nhưng khi nhắc đến nó thì Hung vẫn với nét mặt tươi cười. Có được sự nhiệt tình trong thể thao, công việc ổn định trong cuộc sống và một gia đình hạnh phúc đối với HungKuo Chan không phải là một chuyện “thuận buồm xuôi gió”, tuy nhiên ông biết cách thuận theo làn sóng lướt lên phía trước thì mới có thể thấy được hiện cảnh tốt đẹp như ngày hôm nay.

Nếu lần sau trên sân vận động bắt gặp người khuyết tật thì đừng ngần ngại bắt chuyện với họ nhé các bạn, hãy cùng họ vận động, biết đâu bạn cũng sẽ học được một vài điều đáng quý từ câu chuyện của họ đấy!


Nguồn bài viết: Running Biji