[Cảm Hứng Từ Olympic] 7 Điều Khiến Bạn “Nhất Định Phải Chạy Bộ” Từ Các Câu Chuyện Olympic

Bảo Hân
Đăng ngày 14/08/2021
712 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Ngoài lòng nhiệt huyết, sự nỗ lực và tinh thần quyết chiến của các tuyển thủ quốc gia, cùng với sự ngưỡng mộ giành cho các đại diện “dũng cảm”đó, thì sau sự kiện thể thao quốc tế Olympic này chúng ta có thể học hỏi được những gì?

Steve Magness, tác giả của hai quyển sách “The Science of Running”(tạm dịch: Khoa học trong chạy bộ) và “Peak Performance”(tạm dịch: Đỉnh cao của thành tích), đã chia sẻ trong hai bộ sách của mình những chủ đề liên quan đến biểu hiện và cạnh tranh mà chúng ta có thể vận dụng những quan điểm này vào cuộc sống thường ngày của mình.

7 quan điểm có thể học hỏi từ Olympic

1. Tin vào bản thân (Bet yourself)

Đây là trường hợp của quán quân 400 mét Fred Kerley, anh là chân chạy rút chuyên ở các nội dung 400 mét, cách Thế Vận Hội chỉ vài tháng anh đã quyết định chọn và chuyên tâm tập luyện cho nội dung 100 mét, mặc dù quyết định của VĐV 26 tuổi người Mỹ này đã nhận được không ít sự chỉ trích và nghi hoặc từ cộng đồng, tuy nhiên với sự kiên trì và lòng tin vào bản thân, anh đã thành công bảo vệ danh hiệu á quân 100 mét nam tại Olympic Tokyo.

“Chỉ có bản thân mới có thể hiểu được tiềm năng của mình.”, đừng ngần ngại chiến đấu đến cùng cho quyết định của mình bạn nhé!

(Ảnh: FirstSportz)

2. Hãy chăm sóc bản thân và kiên định trên đường chạy của bạn (Take care of yourself and run your race.)

Đây là trường hợp của Molly Seidel, mặc dù mắc phải “chứng biếng ăn” và vắng mặt tại Rio 2016, nhưng nữ anh hùng này vẫn không bị quật ngã. Vào năm 2018, sau khi quay lại đường chạy, với thành tích bán marathon ưu việt của mình, Seidel đã giành được chiếc vé đại diện quốc gia tham dự Olympic Tokyo. Trước Olympic Tokyo, Seidel chỉ tham dự qua 2 giải marathon, nhưng cuối cùng cô đã thành công đoạt chiếc huy chương đồng ở nội dung marathon nữ với thành tích cá nhân là 2 giờ 25 phút 13 giây tại Tokyo.

(Ảnh: IndyStar)

Trong suốt chặng đua, Seidel chỉ chăm chú vào nhịp chạy của riêng mình, không hề tận dụng các chiến thuật “núp gió” hay không hề e ngại “kéo” VĐV vốn dĩ ưu việt hơn mình. Vào cái thời khắc thể lực xuống dốc, Seidel đã thể hiện ý chí kiên cường bất diệt của mình, và cuối cùng sự nỗ lực không ngừng của cô đã giúp cô giành được chiếc huy chương đồng vinh giá tại hội thao.

Do đó, hãy chú ý đến sức khỏe tinh thần và thể lực của bản thân vì nó chính là “vốn liếng” giúp bạn vươn đến thành công.

3. Tranh đấu hết sức không có nghĩa là chúng ta buộc phải bỏ đi những tính nhân văn giữa người và người (Competing hard doesn't mean you let go of your shared humanity.)

VĐV Mutaz Essa Barshim (Qatar) và Gianmarco Tamberi đã cùng nhau chia sẻ chiếc huy chương cao nhất ở nội dung nhảy cao tại Olympic Tokyo 2020. Mặc dù trọng tài góp ý hai đương kim vô địch có thể tiếp tục thi đấu các trận phụ để chọn ra người thắng cuộc duy nhất, tuy nhiên Barshim đã hỏi trọng tài: “Chúng tôi có thể chia sẻ chiếc huy chương vàng không?”, và ý nguyện của VĐV đã được trọng tài chấp thuận sau khi Tamberi đồng ý. Và đây là trường hợp “ấm cúng” thứ hai diễn ra trong lịch sử Olympic, hai VĐV cùng nhau chia sẻ “ngai vàng” vô địch.

(Ảnh: Arabl News)

4. Đôi khi, “bỏ cuộc” là quyết định khó khăn (và đúng đắn) (Sometimes quitting is the tough (and Right) decision.)

“Bỏ cuộc” là cụm từ thường được xem là tiêu cực, thường được nhiều người thổi phồng tính tiêu cực của nó. Chúng ta thường có quan niệm rằng phải kiên trì thì mới đúng, bỏ cuộc là sai. Tuy nhiên, chúng ta nên biết một điều rằng, hãy xem trường hợp mà đưa ra quyết định phù hợp mới là sự đúng đắn nhất.

5. Hãy tạo ra một không gian, tập trung vào lúc ấy, và chỉ chú tâm đến một việc trong thời gian đó (Create space, stay in the moment, focus on one thing at a time.)

Ở nội dung nhảy cao nữ, Nicola McDermott luôn ghi nhận lại thành tích cá nhân sau mỗi lần nhảy, so sánh điểm yếu và mạnh của bản thân trong mỗi đợt nhảy, phân tích và tính toán, từ đó chọn ra một mức xà cho lần nhảy sau.

(Ảnh: Algulf)

6. Nếu tình huống trở nên tệ hại và khó khăn, hãy dừng lại và thả lỏng bản thân (When it gets tough, don’t fight, relax.)

Từ việc quan sát các VĐV Mỹ Allyson Felix, Athing Mu và đội chạy vô địch tiếp sức Ý 4x100 thì chúng ta có thể thấy được ý trí của họ. Cái bầu không khí đầy áp lực và căng thẳng của các cuộc đua cũng đủ để áp đảo ý chí và nghị lực của mỗi tuyển thủ. Nhưng khi các VĐV nêu trên đối mặt với những áp lực vô hình khủng khiếp này, họ lại dùng một thái độ vô cùng bình thản để ứng phó với tình huống khó khăn này.

Do đó, hãy đừng cố thúc đẩy bản thân kháng cự, nỗ lực quá sức mà hãy thả lỏng để thách đấu với bầu “áp lực” khủng khiếp đó.

(Ảnh: The Australian)

7. Với tới chiếc huy chương là điều khó khăn vô cùng (Winning a medal is really freaking hard)

Đừng bao giờ tin câu nói “Không có huy chương, thì cuộc đời trở nên vô nghĩa.”

Theo nhiều nghiên cứu, việc giữ trong mình những ý nghĩ trên luôn dẫn đến các hành vi “không đẹp” và gian lận trong cuộc chơi, và cũng rất dễ dẫn đến thất bại.


Theo Running Biji