[Kiến thức] Phải làm gì nếu ngón chân cái bị vẹo? Phân tích nguyên nhân của “Chứng vẹo ngón chân cái”

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/02/2020
12,725 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu)  


Tại sao ngón chân cái bị vẹo?

Bạn có bao giờ bị đau chân chưa?

Bất kể là viêm cân gan chân, đau ở mắt cá chân, hay đau do ma sát giữa các ngón chân, nếu bạn đã từng trải qua những vấn đề về này, thì bạn không hề cô đơn đâu nhé, bởi vì căn cứ theo thống kê của một số nghiên cứu: có  6 ~ 7 trên 10 người đều mắc phải những vấn đề về chân tương tự.

Bây giờ nếu quan sát bàn chân của mình và người khác, bạn sẽ phát hiện rằng bàn chân của mỗi người đều không giống nhau. Một số người có bàn chân thon dài, một số khác lại ngắn hơn. Nếu bạn quan sát ngón chân cái, bạn sẽ thấy mặt trong ngón chân cái của một số người lồi hoặc vẹo ra ngoài. Tình trạng nhô hoặc lệch ra như vậy được gọi là "chứng vẹo ngón chân cái" (Thumb valgus).

Nếu ngón chân cái chỉ bị lệch ra một tí thì không có gì nghiệm trọng. Nhưng khi nó ngày càng trở nên cong hơn, sẽ xảy ra hiện tượng ngón chân cọ sát vào trong mép giày, gây nên sưng đỏ và đau.

Cứ 10 người thì có 2 đến 3 người mắc phải triệu chứng tương tự.

Có thể bạn khó tưởng tượng được vẹo ngón chân cái có thể gây đau đớn đến mức nào? Tôi đã từng có một khách hàng 70 tuổi, mỗi khi thức dậy đi xuống giường đều là một cực hình. Tất cả những kiểu giày trên thị trường đều không vừa chân. Mặc dù ông ấy thích trò chuyện với bạn bè, nhưng vì ngón chân cái bị vẹo quá nghiêm trọng. Để tránh sự đau đớn khi đi lại, ông ấy gần như không bao giờ ra khỏi nhà.


Làm thế nào để biết bạn có bị vẹo ngón chân cái hay không?

Để xác định ngón chân cái bạn có bị vẹo không, bạn phải quan sát hai loại góc ngón chân riêng biệt.

  • Góc HV - Góc vẹo ngoài ngón chân cái (Hallux Valgus Angle): góc giữa xương đốt ngón chân thứ nhất (phalang) và xương đốt bàn chân thứ nhất (metatarals) .
  • Góc IMA- Góc giữa các xương đốt bàn chân (Intermetatarsal angle): góc giữa xương đốt bàn chân thứ nhất (metatarsal) và xương đốt bàn chân thứ hai. (metatarsal).

Khi góc HV > 15 độ và góc IMA> 9 độ, trong y học gọi là "chứng bị vẹo ngón chân cái".

( Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu )


Cấp độ vẹo ngón chân cái

  1. Bình thường: Góc HV <15 độ, góc IMA <9 độ 
  2. Nhẹ: Góc HV từ 15-20 độ, góc IMA từ 9-11 độ
  3. Trung bình: Góc HV từ 20 ~ 40 độ, góc IMA 11 ~ 18 độ
  4. Nặng: Góc HV > 40 độ, góc IMA> 18 độ

(Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu)  


Nếu ngón chân cái của tôi bị vẹo thì phải làm sao? Tùy thuộc vào độ lớn của góc vẹo, bạn có thể thực hiện những điều sau đây:

  1. Nhẹ: Trước tiên, bạn có thể thử các bài tập khắc phục được hướng dẫn dưới đây, hoặc nhờ chuyên gia vật lý trị liệu sửa giúp bạn.
  2. Trung bình: Ngoài việc nhờ chuyên gia vật lý trị liệu, bạn có thể sử dụng đế giày hoặc các khí cụ chuyện biệt để giúp nắn ngón chân trở lại bình thường. 
  3. Nặng: Bạn nên tư vấn bác sĩ nếu cần phải phẫu thuật


Nguyên nhân thực sự dẫn đến chứng vẹo ngón chân cái?

Chứng vẹo ngón chân cái hoàn toàn không hiếm gặp. Nhiều ngôi sao nổi tiếng cũng có trình trạng tương tự, ví dụ nữ diễn viên Hàn Quốc Suzy, hoặc Từ Nhược Tuyên hay Dương Thừa Lâm đều gặp phải, v.v., Vì vậy mọi người đều có một thắc mắc tương tự: Có phải vì những người nổi tiếng cần phải mang giày cao gót thường xuyên nên mới gây ra tình trạng ngón chân cái bị vẹo? Nếu không đi giày cao gót thì có mắc phải triệu chứng này không?

Rất nhiều nữ minh tinh mắc phải tình trạng này, ví dụ như ngôi sao võ thuật Dương Tử Quỳnh. (Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu)  



Thực sự giày cao gót không gây ra chứng vẹo ngón chân cái! Nguyên nhân của hội chứng này là do di truyền.

Tuy nhiên, nguyên nhân do di truyền chỉ đủ để giải thích một nửa vấn đề.

Từ năm 2002 đến năm 2008, đã diễn ra một nghiên cứu trong khu vực Framingham, với tổng số 3205 đối tượng quan sát, 6.393 bàn chân. Sau khi thống kê chi tiết, nghiên cứu chỉ ra rằng khi một người mắc phải chứng vẹo ngón chân cái, 90% các thành viên trong gia đình của họ đều có triệu chứng tương tự, bao gồm cả cha mẹ hoặc anh chị em. Nói cách khác, chứng vẹo ngón chân cái có thể là do di truyền.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là một người mới sinh ra đã có hội chứng vẹo ngón chân cái. Vẹo ngón chân cái bẩm sinh thực ra không phổ biến. Thay vào đó, sự di truyền làm thay đổi bốn yếu tố chính của bàn chân, khiến cho chứng vẹo ngón chân cái có nhiều khả năng xảy ra hơn:

  1. Góc IMA lớn
  2. Ngón chân cái dài hơn
  3. Xương đốt bàn chân thứ nhất hình tròn
  4. Ngón chân cái lệch ra phía ngoài

Di truyền thay đổi về hình dạng và sự ổn định cấu trúc của bàn chân, dưới sự được tác động của các yếu tố khác nhau (như trọng lượng, thói quen mang giày và giới tính, v.v.), sẽ dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng vẹo ngón chân cái.


Nếu đã mắc phải chứng vẹo ngón chân cái thì phải làm sao?

Đừng lo lắng, bạn có thể làm theo 3 bước sau đẩy để cải thiện ngón chân cái bị vẹo. 

Bước 1: Cơ duỗi ngón chân cái (abductor hallucis muscle) và cơ gấp ngón chân cái (Adductor pollicis muscle).

(Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu)  

Hai cơ quan trọng nhất đối với chứng vẹo ngón chân cái là: Cơ giãn ngón chân cái (abductor hallucis muscle) và Cơ gấp ngón chân cái (Adductor pollicis muscle). Chúng điều khiển chuyển động mở ra và thu về của ngón chân cái.

Cơ gấp ngón chân cái (Adductor pollicis muscle) là một nhóm cơ có hình dạng như số 7 ở lòng bàn chân. Loại cơ này kết nối ngón chân cái và bốn ngón còn lại, giúp các ngón chân ổn định khi đi hoặc chạy. Nhưng vì mô dưới bàn chân khá dày, nên rất khó có thể mát-xa trực tiếp từ lòng bàn chân, nhưng chúng ta có thể thư giãn cơ này bằng cách ấn vào mu bàn chân.

Nhấc ngón chân cái và ngón chân trỏ lên. Đường rãnh giữa hai ngón chân này là nơi chúng ta có thể giúp bàn chân thư giãn. .

Cơ duỗi ngón chân cái (abductor hallucis muscle) có chức năng ngược lại so với cơ gấp ngón cái, giúp ngón chân cái có thể mở ra. Nó là một bó cơ ở phía trong của vòm bàn chân. 1/3 phần đầu tiên là gân. Do đó, khi mát-xa sẽ không thấy có cảm giác gì nhiều. 2/3 còn lại là bụng cơ, bạn có thể thử ấn vào khu vực này. Thường người mắc chứng vẹo ngón chân cái hay gặp phải triệu bàn chân cứng căng cứng, khu vực này thường cảm thấy rất bó chặt và khó chịu.


Bước 2: Dang rộng các ngón chân ra

(Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu)  

Đây chính là động tác mở các cơ ngón chân. Bạn có thể ngồi trên ghế với đầu gối cong khoảng 90 độ. Sau đó nhấc các ngón chân lên. Tiếp theo, cong ngón chân út xuống theo chiều hướng ra ngoài. Cuối cùng nhẹ nhàng ấn ngón chân cái xuống xuống sàn.


Bước 3: Co bàn chân tạo vòm cong.

(Nguồn ảnh: Lớp học vật lý trị liệu A Châu)  

Chứng vẹo ngón chân cái không đơn thuần chỉ là ngón chân cái hướng ra ngoài mà còn bao gồm: sự xoay của xương đốt bàn chân thứ nhất và độ cong của lòng bàn chân. Vì vậy những người có lòng bàn chân phẳng dễ bị lệch ngón chân cái hơn so với những người bình thường. Có thể sử dụng bài tập co bàn chân để cái thiện tình trạng này. Thật khó để mô tả chuyển động co của bàn chân bằng từ ngữ. Trước đây chúng tôi đã làm một video dành riêng cho "bàn chân phẳng" và "chứng vẹo ngón chân cái". Bạn có thể vừa xem video vừa tập theo hướng dẫn!


[Bài viết được đăng dưới sự cho phép của Lớp học vật lý trị liệu A Châu, nguồn bài viết: Running Biji]