Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh xơ hóa phổi vô căn liên tục tăng cao, đối tượng thông thường là những người trung cao niên. Căn bệnh này làm cho phổi xuất hiện nhiều vết sẹo, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phổi, làm cho bệnh nhân khó thở. Hiện nay, giới y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính của căn bệnh này.
Căn bệnh này xảy ra ở nam giới nhiều hơn, và độ tuổi tầm khoảng 50-70 tuổi. Trên thế giới, có khoảng 5 triệu người mắc phải xơ phổi hóa vô căn, và những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng vọt.
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem chức năng của phổi là gì?
Không khí đi vào cơ thể chúng ta từ khí quản, nhánh phế quản và cuối cùng là vào đến phổi.
Thành túi phổi rất mỏng, và xung quanh có chi chít các mạch máu li ti. Khí oxy từ phổi sẽ đi vào các mạch máu, đồng thời khí CO2 trong máu sẽ được đưa về phổi và thải ra ngoài.
Một khi mắc phải xơ hóa phổi vô căn, phổi của bệnh như xơ ráp như cái chùi xoong, đồng thời mất đi tính đàn hồi. Mạng lưới xơ hóa cản trở sự trao đổi khí, làm cho quá trình hấp thu dưỡng khí trở nên khó khăn, đồng thời quá trình thải khí cũng không thuận lợi, và phổi mất đi chức năng vốn có của nó.
Triệu chứng của bệnh xơ hóa phổi vô căn là gì?
Triệu chứng của thời kì đầu không rõ rệt lắm, nhưng bệnh nhân thường có biểu hiện hô hấp khó khăn và ho mãn tính, mệt mỏi.
Dần dần xuất hiện hội chứng xanh tím da, đầu ngón tay (chân) bị phì đại xương khớp, sụt cân.
Trong trường hợp chức năng phổi không ngừng ác hóa, sẽ kéo theo sự suy giảm chức năng tim.
Cho đến hiện nay, nguyên nhân gây nên căn bệnh xơ phổi này vẫn chưa hoàn toàn được xác định, nhưng nguyên nhân có thể do hút thuốc, không khí ô nhiễm, nhiễm vi rút hoặc di truyền.
Nếu như bạn có những biểu hiện trên, thì nên làm gì?
Giả sử khi bắt mạch mà bác sĩ nghe có tiếng nổ, nghi ngờ bệnh nhân mắc phải xơ phổi, họ sẽ tiến hành chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra sự hoạt động của phổi.
Trong trường hợp không thể nhờ vào phim ảnh cắt lớp phát hiện ra nguyên nhân bệnh, các chuyên gia sẽ tiến hành phẫu thuật cắt lớp phổi, dùng kính hiển vi để kiểm tra cấu trúc của nó.
Để kiểm tra xem chức năng phổi của bệnh nhân sau khi mắc bệnh xơ phổi như thế nào thì các bác sẽ cần phải tiến hành thêm một xét nghiệm chức năng phổi và kiểm tra nồng độ oxy trong động mạch để hiểu thêm về tình trạng của bệnh nhân.
Làm sao để chữa khỏi bệnh xơ hóa phổi vô căn?
Hiện nay, giới y học vẫn chưa có cách nào trị dứt điểm căn bệnh xơ hóa này, nhưng những bệnh nhân tiếp thu điều trị vẫn có thể phần nào khống chế quá trình ác biến của bệnh tình.
Dùng thuốc đặc trị: hiện nay các loại thuốc đặc trị đều chỉ có tác dụng làm thuyên giảm bệnh tình chứ không trị được dứt điểm căn bệnh này. Chính vì vậy, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nỗ lực nghiên cứu để tìm ra loại thuốc tốt hơn có thể khống chế bệnh.
Bổ sung dưỡng khí: Cấp dưỡng khí làm tăng nồng độ oxy trong máu có tác dụng cải thiện chất lượng sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân, đồng thời hạn chế sự biến chứng do thiếu hụt oxy trong máu.
Phục hồi chức năng phổi: Thông qua việc vận động tăng cường sức bền, kĩ thuật điều chỉnh nhịp thở để giúp cho phổi hoạt động tốt hơn, song song với việc tập luyện bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thay phổi: Trong trường hợp các phương pháp điều trị trên không có tác dụng thì phẫu thuật thay phổi là sự lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân.
Ngoài việc uống thuốc đúng giờ giấc ra, bệnh nhân cần phải cai thuốc lá, năng tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, đồng thời đi tiêm vắc xin định kì để hạn chế sự lây nhiễm cục bộ trong phổi.
Và cũng xin nhắc nhở các bạn rằng, nếu như xuất hiện các triệu chứng đau nhức lồng ngực, khó thở, sốt, sụt cân nghiêm trọng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để nhận được sự trợ giúp kịp thời.
Xơ hóa phổi vô căn là căn bệnh không ngừng ác biến, cách duy nhất là bạn phải tìm hiểu rõ căn bệnh này, kết hợp với việc điều trị và các phương pháp phục hồi chức năng mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.
[Nguồn bài viết: Running Biji]