Dự án chuyên môn

[Kiến Thức] Chăm Sóc Mắt Cá Chân Bị Thương

Nam N. Phung
Đăng ngày 27/04/2020
1,124 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Làm thế nào để chăm sóc mắt cá chân bị chấn thương?

I. Nguyên tắc xử lý chấn thương cấp tính 

Sau khi bị bong gân, trước tiên bạn có thể thực hiện một chẩn đoán đơn giản về việc có bị gãy xương hay bong gân nghiêm trọng hay không. Phương pháp như sau: khi không có sự trợ giúp nào, bạn có thể nhịn đau bước đi 5 bước, nếu làm được có nghĩa bạn không bị gãy xương hoặc bong gân nghiêm trọng. Nếu như đau đến không thể chịu nổi, bạn cần đến bệnh viện chụp hình kiểm tra.

1. Cách chăm sóc cơ bản và các biến chứng có thể xảy ra 

1a. Chăm sóc cơ bản

  • Chỉ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ khi tình hình nghiêm trọng hoặc không có cải thiện trong vòng 24 giờ.
  • Mức độ thương tích không thể được xác định trong vòng 12 đến 24 giờ. Mức độ bong gân mắt cá chân bậc 1 thường mất năm đến bảy ngày mới có thể vận động với cường độ hạn chế và mất trung bình sáu tuần để có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Ngoại trừ các chấn thương nhẹ, các trường hợp nặng hơn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ đi lại trong vòng 72 giờ.

1b. Các biến chứng có thể xảy ra

  • Tập thể dục với cường độ cao quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương trở lại.
  • Khả năng chấn thương mắt cá chân lặp đi lặp lại.
  • Chấn thương liên tục có thể gây viêm hoặc mất ổn định mắt cá chân.

2. Sơ cứu và điều trị theo dõi

2a. Sơ cứu

Nguyên tắc R.I.C.E nên được sử dụng để xử lý chấn thương cấp tính nhằm kiểm soát sưng đau và chảy máu ngay khi chấn thương. R.I.C.E. là viết tắt của R – Rest: nghỉ ngơi; I – Ice: Chườm lạnh; C – Compression: băng ép; E – Elevation: Kê cao.

2b. Điều trị theo dõi

  • Tiếp tục sử dụng chườm lạnh ba đến bốn lần một ngày. Bọc các viên nước đá trong túi nhựa và bọc túi nước đá bằng khăn ướt.
  • Sau 96 giờ chấn thương, nếu liệu pháp chườm nóng mang lại cảm goác thoải mái hơn chườm lạnh, chúng ta có thể sử dụng túi chườm nóng và liệu pháp nước nóng.
  • Thỉnh thoảng, nâng chân lên cao để giảm bớt sưng đỏ.
  • Massage nhẹ nhàng thường có thể mang đến sự thoái mái và giảm sưng đỏ cho khu vực bị thương.
  • Vận động phù hợp trong phạm vi đau có thể chịu được sẽ giúp thúc đẩy lưu thông và tăng tốc độ chữa lành.

3. Thời gian phục hồi

  • Khi không cần thiết phải sử dụng băng bó hỗ trợ, hãy bắt đầu tập thể dục mỗi ngày với cường độ tăng dần.
  • Massage lạnh bằng cốc nước đá 10 phút trước và sau khi tập thể dục. Thực hiện matxa vòng tròn xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

II. Ngăn ngừa chấn thương tái phát 

  • Hãy chắc chắn rằng hoạt động (theo mọi hướng) của mắt cá chân tại bên bị chấn thương cũng linh hoạt như bên khỏe mạnh và thiết lập một chế độ luyện tập sức mạnh cơ bắp.
  • Tập luyện sức mạnh cơ bắp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận động của cơ thể.
  • Băng mắt cá chân bằng băng keo thể thao khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc. Nếu không, nên đeo các băng quấn đàn hồi cố định mắc cá chân.
  • Trong vòng mười hai tháng sau khi chấn thương mắt cá nghiêm trọng, sử dụng các công cụ hỗ trợ cố định mắc cá chân khi tập thể dục


 III. Nếu bạn có các triệu chứng sau đây, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ:

  • Triệu chứng bong gân mắt cá chân không cải thiện trong vòng một tuần.
  • Ngay cả sau khi điều trị, mắt cá chân vẫn còn đau, đỏ hoặc ứ máu

Bài viết được viết bởi ông Lin Jinli, phó giáo sư của Đại học Thể thao Quốc gia Đài Loan.

[Nguồn bài viết: Running Biji]