Tình huống “chạy đến ói mửa” liệu có xảy ra đối với bạn không? Biji tin rằng mặc dù bạn vẫn chưa từng đụng phải tình huống ngượng ngùng này, nhưng có lẽ bạn cũng từng thấy cảnh này thường diễn ra ở khu vực về đích của chặng đua đấy! Nếu như bạn mong rằng những thảm cảnh này đừng bao giờ xảy ra với mình thì bạn nhất định phải nắm rõ nguyên nhân của chúng, để có thể tránh được trường hợp mất mặt này ở đấu trường.
Hệ thống tiêu hóa ngưng hoạt động
Trong quá trình chạy bộ, máu chứa oxy sẽ được dạ dày và các nội tạng khác bơm ra ngoài, sau đó được vận chuyển đến phổi và tim và những nhóm cơ hoạt động ở cường độ cao. Do đó, lúc này dạ dày của bạn không thể nào thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa hiệu quả như lúc bình thường. Đặc biệt khi bạn chạy ở những nơi có độ nóng và ẩm cao sẽ dễ xuất hiện hiện tượng này! Điều này là do máu sẽ một lần nữa chuyển đến da giúp cơ thể giảm nhiệt, nên sẽ làm giảm hiệu suất tiêu hóa của dạ dày.
Mất nước cũng sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó nên uống nước kịp thời để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bổ sung nước là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sự khỏe mạnh của dạ dày và tránh tình trạng nôn mửa sau khi vận động. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cũng sẽ làm bạn dễ buồn nôn, do đó tốt nhất bạn nên bổ sung nước theo nhu cầu cơ thể.
Cách khắc phục:
|
Áp lực dạ dày tăng
Khi tập chạy ở cường độ cao sẽ làm gia tăng áp lực khoang bụng và dẫn đến áp lực của dạ dày gia tăng. Khi chạy bộ, bạn sẽ sử dụng đến nhóm cơ cốt lõi, và nhịp thở cũng trở nên nặng nề hơn so với bình thường, áp lực khoang bụng sẽ đẩy những thực phẩm trong dạ dày trở về đường tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng nôn mửa. Nếu như bạn ăn hoặc uống quá nhiều trước khi chạy thì rất dễ gặp phải tình trạng khó chịu này. Trong trường hợp tập luyện cao độ hoặc thi đấu, nếu như bụng bạn quá đầy thì nguy cơ nôn mửa sẽ càng cao.
Dùng sai thực phẩm trước khi chạy
Những thực phẩm chua và các loại nước uống có ga hay quá ngọt sẽ làm giảm tốc độ tiêu hóa ở ruột non, do đó dễ gây nôn mửa. Vì vậy, những thực phẩm chua như các loại quả họ nhà cam (cam, quýt, bưởi,…), và những thực phẩm dầu mỡ, có chứa cồn, cà phê hay nước ép cam đều nên tránh sử dụng trước khi tập luyện hay thi đấu.
Đồng thời, những loại thực phẩm có hàm lượng protein, xơ hay chất béo cao thì nên tránh sử dụng trước khi tập luyện, bởi các loại thức ăn này cần thời gian tiêu hóa dài. Do đó, nếu sử dụng các loại thực phẩm thuộc loại này thì thời gian chúng lưu lại ở dạ dày cũng sẽ rất lâu, mặc dù bạn ăn trước khi chạy 30-60 phút thì cho đến khi chạy chúng vẫn còn trong dạ dày, vì vậy sẽ làm người chạy khó chịu, đôi khi cảm thấy đau bụng.
Cách khắc phục:
|
Dừng lại đột ngột
Thì ra là dùng hết sức rút về đích cũng có thể làm tổn hại dạ dày! Bởi lúc này dạ dày vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận sự tăng tốc đột ngột, cho nên khi bạn dừng lại, trong khi nhịp thở hồi phục trạng thái bình thường thì dạ dày cũng sẽ khó chịu như muốn nôn!
Cách khắc phục:
|
Nguồn bài viết: Running Biji