Nhắc đến nước, thì rốt cuộc chúng ta nên uống nhiều hay uống ít mới tốt? Đây không những là kiến thức quan trọng, mà còn giúp chúng ta biết cách giữ gìn sức khỏe. Nếu như bạn biết rằng “mất nước” là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình vận động, như vậy thì bạn càng nhất định phải quan tâm đến mặt trái của nó, chính là “ngộ độc nước”. Hôm nay, hãy để chuyên gia Trương Hoài Nhân chia sẻ với chúng ta hiện tượng “ngộ độc nước”.
Ngộ độc nước là gì?
Lượng nước trong cơ thể quá ít là nguyên chính dẫn đến hiện tượng mất nước. Ngược lại, nếu nạp quá nhiều nước sẽ dẫn đến “ngộ độc”. Căn cứ theo bộ y tế, lượng nước cần thiết của mỗi người là không giống nhau, đối với những người có chức năng thận bình thường, kiến nghị bạn nên bổ sung một lượng nước là 2 lít/mỗi ngày.
Nhiều người khi xem đến đây sẽ thắc mắc: Không lẽ uống nhiều nước cũng có hại đến sức khỏe? Trên thực tế, hiện tượng ngộ độc nước xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một khoảng thời gian ngắn, làm cho các chất điện giải trong máu bị loãng ra, nồng độ Natri hạ xuống, dẫn đến hiện tượng hạ natri huyết. Do lượng nước quá tải sau khi đi vào các tế bào, làm căng phù tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, thậm chí có thể gây tử vong.
Lấy cà phê làm ví dụ cho tỉ lệ giữa nước và chất điện giải, nếu chúng ta thêm quá nhiều nước thì nồng độ cà phê sẽ loãng đi, cũng như các chất điện giải tự nhiên cũng sẽ tương đối giảm đi. Cho nên bắt buộc chúng ta phải duy trì sự cân bằng giữa hai chất trên thì mới có thể đảm bảo sự ổn định về mặt sinh lý, thì mới có thể duy trì sự hoạt động tốt nhất cho cơ thể trong quá trình vận động.
Kiến nghị lượng nước nên bổ sung mỗi ngày vào khoảng 2 lít (Nguồn ảnh: 123RF)
Triệu chứng ngộ độc nước
Hiện tượng ngộ độc nước được chia làm nhiều loại, hiện tượng thường gặp xuất hiện trong giới y học “Cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo” (TURP syndrome Transurethral resection of the prostate syndrome). Do trong quá trình phẫu thuật ảnh hưởng đến việc dẫn điện, do đó một lượng lớn nước cất được bơm vào cơ thể, do đó nồng độ Natri trong cơ thể bệnh nhân tụt giảm, trong trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của họ. Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể chúng ta, đồng nghĩa với việc không mù quáng uống nước sẽ có ích cho cơ thể.
Đối với các vận động viên mà nói, việc lên kế hoạch bổ sung nước trong suốt quá trình thi đấu là việc rất quan trọng. Đôi khi khát nước làm cho chúng ta muốn nhanh chóng giải khát và uống một lượng quá nhiều nước. Trên thực tế, bạn chỉ cần uống một ngụm và để cho cơ thể hấp thụ từ từ, nếu như uống quá nhiều sẽ làm cho nồng độ chất điện giải tụt giảm ngay lập tức, làm mất cân bằng nồng độ natri và kali, dẫn đến các hiện tượng như chuột rút, mệt mỏi, kiệt sức, v.v.
Hiểu rõ và vận dụng áp suất thẩm thấu, đồng nghĩa với việc bạn đã nắm vững mấu chốt trong việc bổ sung năng lượng
“Mất nước” và “ngộ độc nước” nằm trên hai cực của trò chơi bập bênh, loại thức uống thể thao tốt sẽ đẩy bạn về vị trí trọng tâm của tấm ván, giúp bạn cân bằng nhờ vào việc đạt đến sự cân bằng của “áp suất thẩm thấu”. Nếu như bạn nắm vững nguyên tắc bổ sung nước và chất điện giải, thì bạn đã nắm được một nửa phần thắng trên đường đua rồi đấy.
Mục đích của áp suất thẩm thấu chủ yếu là làm cho nồng độ chất lỏng trong và ngoài tế bào cơ thể đạt đến trạng thái cân bằng. Áp suất thẩm thấu thấp sẽ làm cho các tế bào no căng và vỡ ra, ngược lại áp suất thẩm thấu cao sẽ làm cho lượng nước bên trong tế bào rơi vào trạng thái thiếu thốn và teo lại. Vì vậy, áp suất thẩm thấu đẳng trương sẽ giúp tế bào hấp thu và hoạt động tốt hơn.
Các loại thức uống isotonic (đẳng trương) giúp tế bào hấp thụ và hoạt động tốt hơn. Trong ảnh từ trái sang phải là hiện tượng đẳng, nhược trương, và ưu trương của áp suất thẩm thấu (Nguồn ảnh: 123RF)
Ở trường hợp ưu trương, khi chất lỏng đến dạ dày, lúc này cơ thể sẽ cần rất nhiều thời gian để làm cân bằng áp suất chênh lệch giữa cơ thể và thức uống, trì hoãn quá trình hấp thụ nước. Do đó, khi vận động trong thời gian ngắn và thất thoát một lượng nước khá lớn, ta cần bổ sung các loại thức uống isotonic, như vậy sẽ giúp các tế bào đạt trạng thái cân bằng, quá trình hấp thụ nước của cơ thể cũng trở nên dễ dàng hơn; ngược lại nếu thời gian vận động kéo dài thì nước đóng vai trò rất quan trọng, các loại thức uống ưu trương được sử dụng như chất bổ sung có thể giúp cơ thể thoát khỏi gánh nặng do sự khó chịu của nội tạng gây ra.
[Nguồn bài viết: Running Biji]