[Olympic] Sân Leo Núi Nhân Tạo “Bắt Mắt” Đầu Tiên Của Thế Vận Hội Tokyo 2020

Bảo Hân
Đăng ngày 07/08/2021
23,837 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Leo núi là một trong 5 năm nội dung mới của Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2020. Nội dung là một sự kiện tổng hợp với ba thể loại lead climbing (thử thách độ khó thời gian), speed climbing (thử thách tốc độ), Bouldering (leo núi đá).

Bức tường leo núi đầu tiên tại Thế Vận Hội Tokyo (Ảnh: cbj)

“Nội dung leo núi lần đầu tiên được đưa vào Olympic lần này, các VĐV sẽ phải dựa vào sức mạnh của các ngón tay để giành chiếc HCV vinh dự này.”, câu nói trên được trích dẫn từ trang Olympics. Tuy nhiên, trên thực tế, nội dung leo núi nhân tạo này không chỉ dựa trên sức mạnh của các ngón tay đâu, mà là sự phối hợp từ trí tuệ, kỹ thuật, thể lực và sự uyển chuyển của toàn thân. Mời các bạn cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bộ môn leo núi nhân tạo tại Olympic lần này nhé!

Tên thật sự của nội dung này là “Sport Climbing”, xuất phát từ bộ môn “rock climbing” (leo núi đá), là thể loại thể thao mạo hiểm được yêu thích bởi những nhà thám hiểu trên toàn thế giới. Đây là môn thể thao đòi hỏi cả thể chất lẫn tinh thần, yêu cầu người chơi phải phối hợp sức mạnh, sức bền, sự nhanh nhẹn, thăng bằng và trí tuệ cùng với sự kiểm soát tinh thần để chạm đến đỉnh cuối của tuyến đường mà không bị ngã.

Sân leo núi nhân tạo lần đầu đăng cai tại Thế Vận Hội mùa hè năm nay, tuy nhưng ban đầu có khá nhiều tranh cãi do sự khác biệt quá lớn so với một sân leo núi Sport Climbing thực tế, nó trông như một quả núi nhân tạo phục vụ cho mục đích “chiêm ngưỡng”; ngoài ra, quy định thi đấu cũng gây nhiều tranh cãi, mỗi VĐV đều phải tham gia 3 thể loại để tính điểm tổng xếp hạng, do đó nhiều người gọi nó là “leo núi ba môn phối hợp”, một số VĐV nổi tiếng của thể loại leo núi từ chối tham gia. Song, cho dù thế nào đi chăng nữa thì việc đưa nội dung mới vào Olympics cũng là cả một quá trình phức tạp, hy vọng trong tương lai các quy định thi đấu của nội dung này sẽ càng hoàn thiện hơn.

Quay lại với quy chế của nội dung này tại Olympic Tokyo, nội dung chỉ bao gồm hai: nam tổng hợp và nữ tổng hợp, mỗi VĐV đăng ký tham dự đều phải tham gia cả ba hạng mục speed, bouldering và lead. Ở thể loại speed, hai VĐV sẽ tranh tài trên bức tường cao 15 mét; tại bouldering, họ sẽ phải thi đấu trên một địa hình đặc biệt cao 4.5 mét trong thời gian quy định; và ở lead, các “sơn thủ” sẽ phải tranh tài leo cao nhất trên bức tường 15 mét trong thời gian quy định. Và số điểm xếp hạng cuối cùng được tính bằng cách nhân thành tích của VĐV ở mỗi hạng mục, và người có số điểm thấp nhất sẽ là người chiến thắng.

Tại hạng mục bouldering và lead, nhằm hạn chế sự quan sát của các VĐV đi trước làm ảnh hưởng đến tính công bằng của trò chơi, các VĐV trước khi ra sân đều được sắp xếp chỗ đợi và nghỉ ngơi cố định, và trước khi bắt tay vào thi đấu, họ chỉ có vài phút quan sát và phân tích đường đua.

Speed Climbing (thử thách tốc độ)

Nghe tên là đã biết đây là thử thách xem ai nhanh hơn! Hai VĐV chỉ với chiếc dây thừng đảm bảo sự an toàn của bản thân, họ phải thực hiện tranh tài trên bức tường cao ở độ nghiêng 95 độ, cao 15 mét. Và thành tích của đương kim vô địch của nam tổng hợp thường rơi vào khoảng 5-6 giây, nữ tổng hợp là 7-8 giây.

Bassa Mawem (Pháp) tranh tài tại hạng mục Speed Climbing của nội dung leo núi tại Olympic Tokyo. (Ảnh: Olympics)

Bouldering (leo núi đá)

Ở hạng mục này, các VĐV chỉ có vọn vẹn 4 phút để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, họ phải thực hiện trong tình trạng không có sự hỗ trợ của dây thắt an toàn, trong trường hợp rơi xuống giữa chừng thì vẫn có thể leo lại. Thay cho dây thừng an toàn được quấn trên người VĐV, bên dưới bức tường được dựng sẵn một nệm mềm đảm bảo sự an toàn tính mạng cho người thi đấu. Độ khó của tuyến đường khá đa dạng, và theo quy định thì người tranh tài sẽ không được quyền tập luyện trước trên những tuyến đường thi đấu này. Để hoàn thành hạng mục này, người chơi chỉ cần chạm hai tay lên đỉnh của tuyến đường là được.

Thử thách ở hạng mục bouldering là những vật cản được đặt trên khắp đường đua, bắt buộc người chơi phải treo người trên không trung để đi tiếp. Trên bức tường đôi khi có đặt những điểm nắm cực nhỏ (chỉ khoảng 9 cm và bằng phẳng), để thử thách sức bám của các ngón tay. Do đó, người chơi phải tính toán kỹ lưỡng mỗi bước đi của họ, kết hợp với sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể cùng với tâm lý để hoàn thành thử thách. Và ở trận chung kết nam tổng hợp diễn ra vào ngày 5/8, không một VĐV nào có thể vượt qua quả núi thứ 2 trên tuyến đường thứ ba của thử thách.

Lead Climbing (thử thách độ khó thời gian)

Ở hạng mục này, người chơi phải tranh tài trên bức tường 15 mét trong thời gian quy định 6 phút, ai leo càng cao thì sẽ là người chiến thắng. Người chơi được hỗ trợ thêm dây an toàn, và được quyền sử dụng dây ăn toàn móc vào những khoen ở mỗi độ cao. Cho đến khi người chơi móc đến khoen đặt ở độ cao cuối cùng đồng nghĩa với việc hoàn thành thử thách. Trong trường hợp người chơi trượt và rơi xuống thì, thành tích sẽ được tính từ độ cao cuối cùng mà người chơi vụt chân rơi xuống, và không được leo lại từ đầu. Hoặc nếu hai VĐV có thành tích hoàn toàn (độ cao) như nhau, thì người có tốc độ leo nhanh hơn sẽ là người thắng cuộc. Đây được xem là hạng mục có yêu cầu kỹ thuật rất cao, nên cần phải có một tinh thần và thể lực tốt để chinh phục thử thách này.

Kyra Condie trong cuộc tranh tài lead climbing trong ngày thi đấu leo núi tại Olympics Tokyo ngày 4 tháng 8 năm 2021. (Ảnh: AFP)

Cách tính điểm

Đây cũng chính là phần gây nhiều tranh cãi, tổng số điểm sẽ được tính từ thành tích của ba hạng mục, người có số điểm thấp nhất là người thắng cuộc. Bảng bên dưới là cách tính điểm của VĐV người Tây Ban Nha, tổng điểm = 1 x 7 x 4 = 28 điểm. Do đó, chỉ cần người chơi trượt ở một hạng mục thì sẽ không có được một thành tích tốt.

Bảng điểm xếp hạng nội dung leo núi tổng hợp nam vào ngày thi đấu ngày 5/8 tại Olympic Tokyo (Ảnh: BBC)


Biên tập: Biji Vietnam

Nguồn tham khảo: Running Biji, BBC, Wikipedia, cbj