[Chia Sẻ] Chạy Bộ Có Thể Kiếm Trăm Triệu? Các Pro Runner Kiếm Tiền Bằng Cách Nào?

Thanh Hai
Đăng ngày 16/02/2022
1,495 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Thường nghe nhiều người nói rằng: “Chạy bộ có thể kiếm miếng cơm?”, ở đây quá rõ cho thắc mắc liệu chạy bộ có thực sự là một công việc? Đối với nhiều người mà nói, môn thể thao chán phèo như chạy bộ dường như không ai xem, vậy thì làm sao gặt hái ra tiền? Hôm nay, hãy để ad giải đáp cho các bạn dấu hỏi to đùng này nhé!

So với các bóng đá, bóng rổ thì chạy bộ thuộc thể loại thi đấu cá nhân nhiều hơn, cùng với sự đón xem khá thấp, do đó các vận động viên buộc phải kiếm thêm thu nhập từ nhiều cách khác. Dưới đây là 4 cách kiếm tiền của các runner chuyên nghiệp ngoài nghề chính của họ ra.

Suguru Osaka là một chân chạy đường trường Nhật Bản nổi bật, anh từng hai lần phá kỷ lục quốc gia và nhận tiền thưởng 2 triệu yên Nhật. (Ảnh: Sport Elite)


4 cách kiếm tiền của các “rân nơ bờ rồ”🤑 🤑 🤑 

 1. Tiền thưởng từ thi đấu

Cách đầu tiên đó là tiền thưởng từ các cuộc thi. Ở các cự ly 800, 1500 và 5000 mét, vận động viên kiếm thu nhập chủ yếu từ các giải đấu Diamond League.

Tại giải vô địch điền kinh thế giới Diamond League, từ track cho đến field, có đến 32 hạng mục thi đấu khác nhau, đồng thời áp dụng chế độ quán quân. Diamond League mỗi năm ở khắp nơi trên thế giới có tổng cộng13 trạm thi đấu, 13 vòng đầu tiên thuộc hệ bình thường, vòng cuối là vòng chung kết. Những vận động viên có thành tích tích lũy cao nhất suốt 13 vòng đầu sẽ được tham gia vào vòng chung kết.

Và tất nhiên giải đấu này không phải ai cũng có thể tham gia được, mà phải nằm trong tốp 20 thế giới mới đạt chuẩn tham gia. Ở 13 trạm thi đấu đầu, tiền thưởng cho các vận động viên sẽ biến động theo thứ hạng của họ, từ hạng 1 đến hạng 8 với số tiền thưởng như sau: 10.000 USD, 6.000 USD, 3.500 USD, 2.000 USD, 1.250 USD, 1.000 USD, 750 USD và 500 USD. Đồng thời, điểm tích lũy của hạng 1-8 sẽ bắt đầu giảm từ thứ hạng 8 trở về sau.

Tiền thưởng (trái) và điểm thưởng (phải) của 13 vòng đầu trong Diamond League. (Ảnh: Sport Elite)

Sau khi kết thúc 13 vòng thi đấu đầu tiên, 6 vận động viên đầu bảng của hạng mục Field (phóng lao, nhảy cao, nhảy xa,…) cùng với 10 chân chạy đầu bảng của hạng mục 100-800 mét, 1500 mét hoặc cự ly dài hơn sẽ bước vào tranh tài tại vòng chung kết.

Số tiền thưởng của vòng chung kết cho thứ hạng 1 đến 8 cũng tăng lên như sau: 30.000 USD, 12.000 USD, 7.000 USD, 4.000 USD, 2.500 USD, 2.000 USD, 1.500 USD, 1.000 USD. Mỗi vận động viên có số điểm trung bình cao nhất ở hạng mục chạy nước rút, vượt rào, và cự ly dài, nhảy cao và xa, cùng với phóng lao, tổng cộng có 10 thứ hạng với tổng số tiền thưởng 500.000 USD được chia đều cho nội dung nam và nữ.

Tiền thưởng ở vòng 14 (chung kết) của thứ hạng 1-8 tại giải vô địch Diamond League. (Ảnh: Sport Elite)

Đối với các marathoner thì mục đích tham gia các giải đấu marathon của họ là để thu lợi nhuận từ các hoạt động này. Lấy ví dụ của 6 giải chạy majors thế giới, tại Boston Marathon, giải thưởng cho tốp 10 VĐV đứng đầu bảng là 150.000 USD, 75.000 USD, 40.000 USD, 25.000 USD, 18.000 USD, 13.500 USD, 10.500 USD, 8.500 USD, 7.000 USD và 5.500 USD. Ngoài ra, đối với những vận động viên phá kỷ lục giải chạy sẽ nhận được thêm 50.000 USD cho thành tích xuất sắc của họ.

Điểm số của các vận động viên sau mỗi giải majors sẽ được tính theo thứ hạng của họ: Hạng nhất-25 điểm, hạng nhì-16 điểm, hạng ba-9 điểm, hạng 4-4 điểm, hạng 5-1 điểm. Cuối năm, hai thành tích cao nhất của các vận động viên sẽ được lấy ra để tính điểm, dựa vào tổng điểm đó để chọn ra nhà vô địch 6 giải majors của năm, hạng nhất của nội dung nam và nữ sẽ nhận được số tiền thưởng 25.000 USD.

Vận động viên có số điểm cao nhất được tính từ 2 trong 6 giải majors sẽ trở thành quán quân majors của năm, quán quân sẽ nhận được số tiền thưởng là 25.000 USD. (Ảnh: Sport Elite)


 2. Quảng cáo

Con đường thu nhập thứ hai của các “pro rân nơ” đó là quảng cáo. Do các vận động viên đẳng cấp đều có một ít tiếng tăm trong làng thể thao, cho nên các thương hiệu thể thao sẽ tìm đến họ để làm đại sứ cho thương hiệu, đồng thời điều quan trọng nhất đó là thể thao mang lại cho chúng ta một nguồn động lực tích cực, tràn đầy năng lượng, từ đó có thể thấy được cơ hội trở thành đối tác của các nhãn hàng của vận động viên sẽ cao hơn những minh tinh thông thường, ví dụ: Nhà vô địch đến từ Na Uy nội dung 1.500 mét của Thế Vận Hội Tokyo Jakob Ingebrigtsen nhận được thu nhập từ việc đại diện cho các mặt hàng máy chạy bô, mỹ phẩm, thuốc men, xe hơi, vật dụng gia đình,…đặc biệt là những trang thiết bị chuyên dụng cho chạy bộ.

Jakob Ingebrigtsen – nhà vô địch 1.500 mét tại Tokyo Olympic có thu nhập đến từ nhiều nguồn quảng cáo. (Ảnh: Sport Elite)


 3. Tài trợ
Nguồn thu nhập thứ ba đến từ các nhà tài trợ, thông thường là các nhãn hàng thể thao. Tuy nhiên, số tiền của nguồn tài trợ này không lên đến hàng triệu đô la, ngoại trừ tia chớp Usain Bolt và thánh chạy Eliud Kipchoge ra.

Lấy ví dụ điển hình của vận động viên 800 và 1500 mét Nick Symmonds (Mỹ), cơ duyên đạt huy chương tại Olympic không mỉm cười với anh. Symmonds cho biết nhiều nhãn hàng thể thao rất vui khi tài trợ anh, điều này giúp anh không cần phải lo lắng về mặt trang thiết bị, đồng thời anh còn có thể có thêm thu nhập nhỏ mà không cần phải tìm thêm một phần công việc thứ hai, toàn bộ thời gian của anh đều cống hiến cho việc chạy bộ. Song, vận động viên đẳng cấp thế giới như anh thường phải đến nhiều nơi trên thế giới thi đấu, số tiền phải chi cho việc đi lại là một con số không nhỏ, do đó cuộc sống ngày thường của anh không thể quá sang trọng.

Số tiền thực tiễn mà các vận động viên nhận được từ nhà tài trợ hầu như là một cơ mật do yêu cầu của hợp đồng của nhà tài trợ. Vì vậy, chúng ta không thể biết rõ số tiền mà vận động viên kiếm được từ phía nhà tài trợ.

Nick Symmonds bày tỏ rằng nhiều nhãn hàng thể thao muốn tài trợ anh, tuy nhiên chi tiêu cho việc đi lại khắp nơi trên thế giới thi đấu là khá đắt đỏ, vì vậy chi tiêu thường ngày của anh không thể quá hoang phí. (Ảnh: Sport Elite)


 4. Chính phủ
Nguồn thu nhập thứ 4 đến từ chính phủ. Ở đây, chủ yếu là chính sách động viên các tuyển thủ của nhà nước, ví dụ như mỗi tháng phát một số tiền cho họ. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn tiền cơ bản, còn có một số ví dụ “rung động” hơn đó là chính phủ phát một số tiền lớn nhằm khuyến khích sự tiến bộ của vận động viên, chẳng hạn như Liên đoàn điền kinh Nhật Bản nhằm mục đích kích thích bộ môn marathon trong nước phát triển, đã ban bố một chính sách gây sốc: đó là nếu như bạn có thể phá kỷ lục marathon quốc gia thì có thể nhận được tiền thưởng 1 triệu Yên (tương đương với 86.000 USD), nhiều hơn so với khoản tiền thưởng của các giải majors!

Có lẽ số tiền thưởng “khủng” như trên đã thúc đẩy ý chí tranh đấu của các vận động viên. Từ năm 2018 đến nay, kỷ lục marathon Nhật Bản liên tục đổi chủ, ngoại trừ Suzuki Kengo không nhận được tiền thưởng cho kỷ lục quốc gia của mình do chế được khen thưởng đã không tồn tại ra, các kỷ lục gia trước đó đều nhận được phần thưởng xứng đáng (Shitara Yuta nhận được 1 triệu Yên với một lần phá kỷ lục, Osako Suguru với 2 triệu Yên cho hai lần phá kỷ lục quốc gia).

Liên đoàn điền kinh Nhật Bản nhằm khuyến khích marathon quốc gia phát triển, ban bố chế độ khen thưởng hậu hĩnh 1 triệu Yên cho các kỷ lục gia nội địa. Do đó, kỷ lục marathon quốc gia Nhật Bản liên tục thay đổi chủ nhiều lần. (Ảnh: Sport Elite)


Điều mà chúng ta không hay biết
Mặc dù thoạt nghe có vẻ thành tích không đạt chuẩn quốc tế song chỉ cần chính phủ hỗ trợ đầy đủ thì đã có thể trở thành vận động viên chạy chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phía sau lại là những điều mà đa số chúng ta không hề biết.

Những vận động viên có thể có thu nhập đều là vì họ chạy nhanh, có thành tích ưu việt, nhưng chạy nhanh vẫn phải đảm bảo không chấn thương bởi một khi chấn thương sẽ là một chuyện khác. Đối với một vận động viên chuyên nghiệp, điều quan trọng nhất đó là thành tích, nếu như họ không tạo được chiến tích lý tưởng thì các nhà tài trợ có thể sẽ cắt một nửa tài trợ, nghiêm trọng hơn đó là có thể hủy hợp đồng với họ, đồng thời về mặt tiền thưởng cũng đồng nghĩa “bay theo gió”.

Nhằm ngăn ngừa chấn thương gây trở ngại đến thu nhập giảm sút, không ít vận động viên chuyên nghiệp phát triển nghề tay trái của mình. Vì vậy trên thực tế, không phải 100% đời sống của toàn bộ vận động viên chuyên nghiệp là chạy bộ và tập luyện mỗi ngày.

Không ít vận động viên chuyên nghiệp phát triển nghề tay trái của mình, chẳng hạn như Nick Symmonds sau khi rút khỏi sự nghiệp, anh chuyển sang làm Youtuber, số lượng fan tính cho đến nay đã gần 600.000 người. (Ảnh: Sport Elite)

Ví dụ điển hình nhất ở đây đó là Nick Symmonds, mặc dù là một tuyển thủ lọt vào vòng chung kết Olympic, song anh vẫn tạo thương hiệu Run Gum vào năm 2014 khi còn đang trong sự nghiệp, đồng thời cũng rất tích cực hoạt động trên trang truyền thông xã hội của mình. Anh đã tận dụng nền tảng xã hội để quảng bá hình tượng cá nhân và đã thành công thu hút nhiều nhà quảng cáo tìm đến anh làm đại sứ nhãn hàng, sự nghiệp này cũng giúp anh có thu nhập không tồi. Sau khi giã từ sự nghiệp, anh chuyển hẳn sang làm Youtuber, tận dụng ưu thế nền tảng xã hội kết hợp với kinh nghiệp chuyên nghiệp của mình, tạo những đoạn clip thử thách với chủ đề thể thao, hiện lượt subcribe của kênh đã lên đến gần 600.000 lượt.


Kết luận

Biến niềm đam mê thành sự nghiệp là điều mà nhiều người luôn khao khát không ngừng, chẳng hạn như Jakob Ingebrigtsen kiếm được khoảng 1,7 triệu USD trong mùa thi đấu 2021, quán quân Olympic 5000 và 10.000 mét Mo Farah có thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 3,2 triệu USD.

Song, chúng ta thấy những con số thu nhập “khủng” của các elite trong làng chạy cũng chính bởi vì họ là elite. Vậy thì rốt cuộc tiêu chuẩn của việc thực hiện “chạy bộ kiếm miếng cơm” là bao nhiêu?

Có thể biến niềm đam mê thành sự nghiệp là điều điều không dễ tí nào, nhưng việc “chạy bộ kiếm miếng cơm” lại có một tiêu chuẩn khác. (Ảnh: Sport Elite)

Lấy tiêu chuẩn của Liên đoàn điền kinh Trung Quốc làm ví dụ, những vận động viên được xem là “master quốc tế” và “master” đại diện cho đẳng cấp “thế giới” và “châu lục”, vả lại ít nhất các vận động viên phải có thành tích đạt chuẩn “master” thì mới có được tiêu chuẩn “chạy bộ kiếm miếng cơm”. Ví dụ ở nội dung nam, thành tích marathon là 2 giờ 20 phút, bán marathon là 1 giờ 6 phút; cự ly 1500, 5000 và 10.000 mét phải có thời gian là 3:48, 14:10 và 29:45; với nội dung nữ: 2 giờ 40 phút cho cự ly marathon, 1 giờ 16 phút cho bán marathon, 1500, 5000 và 10.000 mét phải có thành tích lần lượt là 4:18, 16:00 và 33:30.

Nếu như bạn là người muốn “chạy bộ kiếm miếng cơm” thì có thể tính thử xem hiện thành tích của mình cách nhưng tiêu chuẩn trên bao nhiêu, từ đó có thể đặt mục tiêu để phấn đấu cho bản thân!

 

Theo Running Biji