[Kiến thức] Đi bộ không những có thể giảm béo mà còn có thể kích thích sáng tạo

Sang Nguyen
Đăng ngày 24/03/2020
971 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Không có thời gian, không tìm được nơi vận động hay không có thiết bị hỗ trợ thì bạn không muốn tập thể dục? Vậy thì hãy nên thử đi bộ xem nào! Rốt cuộc thì những bước chân khiến người khác phải kinh ngạc là gì? Hầu hết chúng ta mỗi ngày đều đi bộ nhưng ít ai phát hiện những lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe của chúng ta. Có lẽ tư thế đi bộ của bạn không đúng hoặc thời gian đi bộ không đủ dài. Thực ra nếu bạn tích lũy số bước đi càng nhiều, tốc độ đủ nhanh thì bộ môn vận động dành cho người lười này đem lại cho chúng ta những khối lợi ích sau:


10 lợi ích của việc đi bộ


1. Giúp giảm cân

Căn cứ vào thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, những khu vực có số lượng người béo phì càng nhiều thì những dân số này càng ỷ lại vào các phương tiện giao thông, chứ không phải xe buýt số 11 (ở đây xe buýt số 11 chính là đôi chân của bạn đó ^^). Trên thực tế, đi bộ thường xuyên có thể làm tăng mức độ nhạy cảm của insulin, ổn định chỉ số đường huyết, đồng thời làm giảm lượng mỡ tích lũy trong cơ thể. Vậy thì phải đi bộ như thế nào mới đạt được những hiệu quả trên? Nếu bạn muốn giảm cân thì nên thực hiện phương pháp đi bộ gián đoạn, tức là đi với tốc độ nhanh trong vòng 3 phút (tốc độ làm cho bạn cảm thấy hơi khó thở, hoặc hơi vất vả đối với bạn) là tốc độ thường trong 3 phút cho một nhịp, thực hiện xen kẽ 5 nhịp rồi nghỉ ngơi. Nếu bạn là người mới, thì nên đi bộ mỗi ngày 5 phút, sau đó nâng lên 10 phút, 20 phút rồi từ từ tăng lên đến 30 phút. Nếu bạn có thể duy trì mỗi tuần tập 4 lần, mỗi lần kéo dài 30 phút thì kết quả giảm cân sẽ rất rõ rệt đấy.

Ở đây ad cũng thuận tiện chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của mình, đó chính là thực hiện đi bộ trên máy chạy bộ là phương pháp duy trì hiệu quả nhất của mình do không bị ảnh hưởng của thời tiết làm cục hứng. Mặc dù tập trong phòng tập hơi có chút chán ngấy, không có cảnh đẹp để thưởng thức, nhưng nếu bạn muốn vừa tập vừa xem bộ phim hay chương trình yêu thích trên ti vi thì còn gì bằng nữa; vả lại máy chạy bộ còn cho phép bạn điều chỉnh tốc độ, độ dốc, v.v, điều này còn giúp bạn dễ dàng sắp xếp bài tập cho bản thân.


2. Đi bộ kích thích tư duy sáng tạo

Những cuộc họp căng thẳng làm cho cơ thể mỏi mệt vì phải duy trì tư thế ngồi thẳng lưng, bộ não cũng trở nên căng thẳng. Do đó, khi tìm không ra những ý tưởng hay trong buổi thảo luận thì bạn hãy cùng các thành viên trong nhóm ra ngoài vừa đi bộ vừa thảo luận, việc này có thể giúp bạn phá vỡ những khuôn khổ cứng nhắc trong tư duy và phát hiện ra nhiều ý tưởng hay, nhưng phải tránh tình trạng mất hồn hay ngủ gật nhé! Nếu bạn đang tự hỏi làm cách nào để kích thích ý tưởng sáng tạo của các thành viên trong nhóm thì hãy thử xem phương pháp này xem sao, nhưng phải chú ý một vài điều như sau:

  • Cần phải có người điều hành cuộc họp đồng thời chuẩn bị đề cương, chắc chắn phải nắm rõ tiến độ và thời gian, nếu không thì buổi họp sẽ trở thành buổi tán gẫu, chúng ta cũng sẽ nhanh chóng quên đi trọng điểm của cuộc họp.
  • Thông báo trước cho các thành viên để họ chọn cho bản thân một trang phục phù hợp, tắt chuông điện thoại hoặc không mang nó theo bên người.
  • Số lượng người tham gia không được vượt quá 4 người và không nên ít hơn 2 người, vì đông người sẽ dễ phân tâm.
  • Trường hợp các cuộc họp cần thuyết trình hoặc cuộc họp quan trọng, thì khuyên bạn không nên tiến hành thảo luận theo phương pháp này.
  • Những cuộc họp cần phải ghi âm.

Ngay cả Steve Jobs và Mark Zuckerberg đều thích phương pháp vừa đi bộ vừa thảo luận. Đại học Stanford cũng đã xác nhận rằng đi bộ giúp tăng khả năng tư sáng tạo cao hơn họp ngồi đến 60%. Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa, rủ đồng nghiệp ra công viên vừa đi bộ vừa thảo luận đi nào!


3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Mỗi ngày chỉ cần 25-30 phút thì bạn có thể nhanh chóng đạt được 5000 bước, hiểu quả cho việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch.Nếu thực hiện thêm 1000 bước mỗi ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện bệnh tiểu đường.


4. Phòng chống bệnh trầm cảm

Đi bộ cũng là một bài tập aerobic. Trong khi tập thể dục, nồng độ hóc môn áp lực cortisol cũng sẽ giảm, đồng thời tiết ra một lượng lớn hóc môn Dopamine, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, tràn đầy tinh thần và tránh xa những cảm xúc tiêu cực.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Gần đây, dịch cúm đang hoành hành, và nếu bạn không cẩn thận thì rất dễ nhiễm bệnh. Thực ra thì mỗi ngày chỉ cần đi bộ 20 phút giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu khả năng mắc bệnh cảm và những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

6.Tăng khả năng tập trung

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều hoạt động mà chúng ta có thể hoàn thành trong vô thức như: đánh răng, đi bộ, ngồi xe, v.v. Nhưng nếu muốn luyện khả năng tập trung thì chúng ta nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, ví dụ như đi bộ thiền là một trong các phương pháp này. Đầu tiên nên bắt đầu đi bộ với tốc độ chậm rãi, tập trung vào những chuyển động của cơ bắp, cùng với việc thiền định “trái phải”, “phải trái”, đặt toàn bộ tâm trí của bạn lên tứ chi, tập luyện nhiều lần có thể giúp cải thiện khả năng tập trung của bạn.

 

7. Phòng chống hội chứng mất trí

Những nhóm người có nguy cơ mắc chứng mất trí cao, họ ít ra đường và ít vận động, nhưng có thể tận dụng đi bộ nhanh có thể tăng hoạt động thể chất của cơ thể, đồng thời tạo ra các bài tập nhận thức cho tay và não, giúp kích hoạt não và giảm nguy cơ mắc hội chứng mất trí nhớ.

8. Kéo dài tuổi thọ

Kéo dài thời gian đi bộ cũng có nghĩa là giảm thiểu thời gian ngồi lì không chịu vận động có thể giảm đến mức tối thiểu các căn bệnh do ngồi lâu như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, thậm chí nguy cơ mắc bệnh ung thư.


多走路等於減少坐著的時間,降低因為久坐而引發糖尿病、心血管疾病,甚至癌症的機會,


9. Tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Mỗi ngày đi bộ từ 3 đến 5 km có thể giảm 1.42 kg khí thải CO2, chống lại sự nóng lên của quả đất. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các phương tiện công cộng trở nên phổ biến, các thành phố lớn đều có mạng lưới giao thông tiện lợi, nếu bạn thuộc tầng lớp có thu nhập trung bình thì hãy xây dựng cho mình thói quen đi bộ đối với những địa điểm gần nhà, bắt xe buýt đi những nơi xa hơn, việc này có thể giúp bạn tiết kiệm những khoảng chi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa con xe hoặc phí đỗ xe, đồng thời cũng có ích cho sức khỏe và bảo vệ môi trường xung quanh ta.

10. Phòng chống bệnh tiểu đường

Mỗi ngày thực hiện đi bộ nhanh 20 phút, khoảng 8000 bước có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 35~50%. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì khi đi bộ nên ngẩng đầu đứng thẳng người, vung tay, như vậy cơ bắp toàn thân đều tham gia vận động, đồng thời phải thực hiện ở tần số và nhịp điệu đồng nhất thì hiệu suất vận động càng rõ rệt hơn!

Tư thế đi bộ giảm cân là khá quan trọng, nếu bạn đi bộ với tư thế gù lưng, không những không đạt được hiệu quả giảm cân mà cơ thể dễ bị đau nhức.


Tư thế đúng của phương pháp đi bộ giảm cân gián đoạn

1. Thị giác

Khi đi bộ không nên nhìn xuống đất, vì nếu bạn không nhìn về phía trước thì rất dễ bị té ngã hoặc bị thương, cột sống cổ cũng sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu. Hãy ngẩng cao đầu, mắt hướng về phía trước, đồng thời chú ý đến môi trường xung quan và dưới chân bạn bất cứ lúc nào.

2. Thân trên

Ngẩng cao đầu và đứng thẳng, dùng lực ở phần cơ cốt lõi (core), duy trì lưng thẳng, thả lỏng hai vai, đồng thời khi đi bộ nên để khuỷu tay tự nhiên tạo một góc 90 độ và cử động một cách tự nhiên.

3. Thân dưới

Sải bước dài hơn bình thường, khi chân trước chạm đất thì duỗi thẳng chân, các ngón chân hướng lên trên, gót chân chạm đất một cách nhẹ nhàng; các ngón chân của chân sau chạm nhẹ mặt đất, phương pháp này rất có ích cho việc đi lại.

Nếu trước khi đi bộ xuất hiện 4 triệu chứng sau thì khuyến khích các bạn nên nghỉ ngơi hoặc giảm tốc độ.

1. Để bụng đói hoặc mới ăn no

Để bụng đói đi bộ có thể dẫn đến đường huyết thấp, khuyên bạn nên ăn một quả chuối để bổ sung năng lượng trước khi vận động. Ngược lại, nếu thức ăn trong bụng vẫn chưa kịp tiêu hóa mà vận động thì rất dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày, cho nên kiến nghị bạn sau khi ăn 30 phút mới bắt đầu tập luyện.

2. Cơ thể không thích nghi

Nếu trước khi đi bộ mà có những triệu chứng như nhịp tim không bình thường, đau đầu hoặc chóng mặt thì khuyên bạn nên dừng lại, đợi đến khi cơ thể ổn định trở lại mới tiếp tục vận động. Ngoài ra, trong khi đi bộ mà bạn cảm thấy buồn nôn thì nên dừng lại ngay lập tức, nếu sau khi nghỉ ngơi vẫn chưa thuyên giảm thì bạn nhất định phải đi khám ngay.

3. Thức khuya, say xỉn (khó chịu)

Thông thường thì cơ thể sau khi thức khuya hay say xỉn đều nằm trong trạng thái không được tốt lắm, khó tập trung tinh thần, đồng thời nguy cơ bị té ngã chấn thương tăng cao.


熬夜、宿醉時的身體狀況不是那麼好,精神也不集中,容易增加摔到受傷的風險。

4. Đau chân

Nếu như bình thường khi đi bộ mà chân không hề có cảm giác khó chịu, nhưng khi tập đi bộ gián đoạn mà đầu gối, bàn chân có cảm giác đau, chứng tỏ bạn đã bị chấn thương. Lúc này kiến nghị bạn nên dừng vận động ngay, nên quan sát tình trạng cơ thể hoặc đi khám rồi sau đó mới tiếp tục tập thể dục.

Đi bộ dường như được xem là điều hiển nhiên, nhưng nó cũng đóng góp khá lớn cho sức khỏe của bạn. Khi đi bộ, mọi người nhất định phải chọn những địa điểm an toàn, đồng thời nên chú ý đến đường xá và an toàn là trên hết.


[Nguồn bài viết: Running Biji ]