[SEA Games] 5 Môn Thể Thao “Lạ” Tại SEA Games 31

Thanh Hai
Đăng ngày 16/05/2022
355 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

SEA Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á) được biết đến như những đại hội thể thao khác với các môn thể thao thu hút nhiều người xem như bóng đá, bơi lội, điền kinh, cầu lông,… Nhưng tại đại hội thể thao lần 31 được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) ngoài những môn thể thao Olympic truyền thống ra, còn có một số môn địa phương cũng có cơ hội ra mắt tại đại hội năm nay.

Theo AFP, 5 môn thể thao được cho là “lạ” tại SEA Games 31 như là:

1. Dancesport

Là một môn thể thao đòi hỏi sự cân bằng giữa tính nghệ thuật của khiêu vũ và tính năng động của thể thao. Các cặp VĐV sẽ phải sải bước trên sàn nhảy với những động tác đầy công phu và hấp dẫn dưới ánh đèn nhấp nháy trên sàn nhảy, và thường là trong điệu nhạc không ngừng của Mỹ Latinh. Các cặp đôi chỉ có 90 giây để thi đấu, và điểm số bao gồm mặt kỹ thuật, động tác, cách trình bày và thần thái biểu diễn.

Hai VĐV Dancesport Việt Nam Đức Hòa và Hải Yến mang về tấm HCV lịch sử cho nội dung thi đấu  tại SEA Games 30. (Ảnh: VTV)

Môn thể thao này lần đầu xuất hiện tại SEA Games 2005 và kéo dài đến năm 2009. Sau đó, nó mới trở lại đại hội ở Philippines cách đây ba năm (2019).

2. Pencak silat

Môn võ thuật này thường được thấy qua màn ảnh của các bộ phim bom tấn như John Wick hay bộ phim hành động kinh dị “The Raid” của Indonesia.

Pencak silat bắt nguồn từ Indonesia, lấy cảm hứng từng trận chiến giữa hổ và diều hâu khổng lồ. Đây là môn võ thuật mang phong cách chiến đấu toàn thân, sử dụng các đòn đánh, vật lộn, quăng ném và dùng vũ khí như liềm, dao rựa.

(Ảnh: VOV)

Các võ sĩ được đánh giá dựa trên kỹ thuật trình diễn cùng với vũ khí và những đòn đánh chính xác trong trận đấu một chọi một.

3. Kurash

Là một môn đấu vật đơn giản, đã xuất hiện cách đây 3.000 năm. Môn đấu vật Kurash ban đầu chỉ phổ biến ở một số lễ hội và các bữa tiệc ở khu vực Trung Á. Trong quá trình thi đấu, hai võ sẽ chỉ được phép gạt chân và dùng tay vật đối thủ xuống.

Kurash có mặt ở SEA Games lần đầu tiên tại Philippines năm 2019.

Các võ sĩ Judo đã giúp Kurash Việt Nam thống trị SEA Games. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

4. Vovinam

Là môn võ thuật của Việt Nam, từng xuất hiện trong màn biểu diễn tại lễ khai mạc SEA Games trên sân Mỹ Đình ngày 12/5. Trước đó, Vovinam đã từng xuất hiện tại đại hội SEA Games năm 2011 và 2013.

Vovinam là môn võ thuật đối kháng của Việt Nam, có mặt tại SEA Games vào năm 2011 và 2013. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Vovinam được hình thành vào những năm 1930 dựa trên một số yếu tố của Kungfu Trung Quốc và võ thuật của các quốc gia châu Á khác.

Trong quá trình thi đấu, các võ sẽ thường sử dụng các chiêu vật, nhào lộn và những pha phi thân ngoạn mục. Điểm số của võ sĩ sẽ được tính trên những kỹ thuật nhào lộn và các đòn tấn công đối phương trong trận đấu một chọi một.

5. Cờ tướng

Là một trò chơi tiêu khiển thường thấy ở khắp các nẻo đường con phố Việt Nam, đặc biệt rất phổ biến ở Trung Quốc.

Cờ tướng được biết đến như trò giải trí trên khắp các đường phố Việt Nam. (Ảnh: Hội Buôn Chuyện)

So với cờ vua của phương Tây, cờ tướng có cách chơi phức tạp hơn, nhưng mục tiêu đều như nhau: chiếu hết những con cờ quan trọng nhất của đối phương.

Bàn cờ được thiết kế trên một bảng gồm 9 cột và 10 dòng, người chơi sẽ thay phiên nhau di chuyển các con cờ. Đây là môn thể thao được cho là yên tĩnh nhất trong số 40 môn thể thao diễn ra tại SEA Games 31, đồng thời cũng là lần đầu tiên có mặt tại hội thao Đông Nam Á.


Theo ABS-CBN News