[Kiến Thức] Những Lưu Ý Và Lợi Ích Từ Massage Lòng Bàn Chân

Nam N. Phung
Đăng ngày 26/03/2020
1,168 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Massage lòng bàn chân đến khi cảm thấy đau mới có hiệu quả? Đây là một khái niệm sai lầm. Đôi khi, kĩ thuật viên dùng lực quá mạnh, hoặc bản thân xoa bóp sai cách, sử dụng lực quá mức có thể gây ra xơ hóa cơ bắp! Để có thể massage lòng bàn chân một cách thoải mái và chính xác, bạn cần ghi nhớ 4 trọng tâm sau đây.

Lòng bàn chân chứa nhiều dây thần kinh ngoại biên, tương ứng với các bộ phận khác nhau của cơ thể. Có thể nói rằng lòng bàn chân là một “phiên bản thu nhỏ” của các cơ quan trong cơ thể. Sử dụng phương pháp xoa bóp, vị trí và lực chính xác có thể làm giảm đau hiệu quả. Xoa bóp bấm huyệt đến khi bị đau không hẳn là một điều tốt. Nắm vững 4 phương pháp này, bạn có thể bấm huyệt một cách thoải mái và hiệu quả.

腳底按摩

(Nguồn ảnh: 123RF)

 

4 Lưu Ý Khi Massage Lòng Bàn Chân 

1. Chườm nóng trước khi massage

Rửa chân bằng nước ấm hoặc ủ chân với khăn ấm trước khi massage. Ngoài tác dụng làm sạch, nước ấm còn có thể thúc đẩy lưu thông máu ở bàn chân và thư giãn những cơ bắp căng cứng. Đây là một bước quan trọng trước khi thực hiện massage chân.

2. Chọn đúng công cụ massage

Hầu hết mọi người không có chuyên môn và kỹ năng của kỹ thuật viên massage chuyên nghiệp. Tự massage bằng tay trần có thể gây ra những tổn thương cho bàn tay. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công cụ massage như con lăn, miếng cạo gió, gậy và búa massage…Chỉ cần chọn các công cụ mà bạn cảm thấy thoải mái và thuận tay dễ thao tác là được. Nhưng hãy cẩn thận khi mua các loại dép massage. Những loại dép này có thiết kế như những đoạn đường lát đá massage chân trong công viên. Khi trọng lượng toàn thân được đặt trên bàn chân và những viên đá nhọn có thể dẫn đến viêm cân gan chân.

3. Sử dụng lực massage vừa phải

Lực sử dụng khi massage không nên gây đau. Nếu bạn vẫn cảm thấy đau sau khi xoa bóp bấm huyệt, bạn nên tạm dừng để nghỉ ngơi một lát và sau đó mới tiến hành các công đoạn massage tiếp theo. Massage chân có thể làm dịu đi các chứng bệnh khác của cơ thể. Nhưng không phải dùng lực càng mạnh là càng tốt, sử dụng lực từ từ và vừa phải mới không gây ra các tác dụng ngược.

4. Chú ý khác

Uống nhiều nước có thể thúc đẩy quá trình giải độc của cơ thể. Nên uống 300ml đến 500ml nước ấm sau khi massage để giúp cơ thể giải độc tốt hơn.

補充水分

(Nguồn ảnh: 123RF)

Thời Gian Massage

Không nên massage chân mỗi ngày. Thời gian mỗi lần massage không quá 30 phút. Massage bấm huyệt tại một điểm nên khoảng từ 3 đến 5 phút. Đối với người có cơ địa hơi yếu, hoặc người dễ cảm thấy đau, thời gian có thể rút ngắn theo nhu cầu của cơ thể. Không nên massage trước hoặc sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Lưu Ý Khi Massage Cho Người Có Tiền Sử Bệnh

Những bệnh nhân tiểu đường thường có bệnh lý ở thần kinh ngoại biên, phản ứng không nhạy cảm, không dễ cảm nhận được lực massage mạnh hay yếu, như thế nếu sử dụng quá lực có thể gây chảy máu. Bệnh nhân bị bệnh gút nên đặc biệt chú ý đến lực xoa bóp. Khi cảm thấy cực kỳ thoải mái nếu được massage tại một điểm nào đó, nó có thể là điểm đau của bệnh gút. Không được ấn nhiều lần tại điểm này!

Sau khi bận rộn và mệt mỏi sau cả ngày, nhiều người sẽ muốn đến spa để được massage chân ngay lập tức. Chỉ cần nghĩ tới thôi là đã cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu không có thời gian đến spa để được kỹ thuật viên chuyên nghiệp massage, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó tại nhà. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn 6 phương pháp massage đơn giản.

6 Cách Đơn Giản Khác Giúp Chân Thư Giãn

1. Ngâm chân

Chuẩn bị một chậu nước ấm ở nhiệt độ từ 40 đến 43 ° C. Lượng nước nên đủ che mắt cá chân hơn 1 cm. Ngâm từ 20 đến 30 phút có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, thư giản cơ thể và cái thiện giấc ngủ. Nhưng chú ý không được ngâm quá lâu, sẽ dễ dẫn đến xung huyết mạch máu.

2. Đi chân trần

Đi chân trần trên những địa điểm chân có thể tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên như bãi cỏ, bãi biển, mặt đất… có thể giúp cơ thể thư giãn, giảm tác động của các gốc tự do lên cơ thể, ngoài ra còn có tác dụng kháng lão hóa, chống viêm.

Nhưng bạn cũng nên cố gắng tìm những nơi sạch sẽ. Cẩn thận với những mảnh vỡ sắc nhọn trên mặt đất. 

3. Massage bàn chân

Đầu tiên, nhẹ nhàng kéo từng ngón chân ra. Sau đó, dùng ngón tay cái xoay tròn xung quanh từng ngón chân. Cuối cùng, nắm lòng bàn chân bằng hai bàn tay, đặt ngón tay cái lên gót chân, sau đó massage từ trong ra ngoài. Massage chân trước khi đi ngủ có thể giúp cơ thể thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Dùng nắm tay gõ lòng bàn chân

Sử dụng nắm tay gõ vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ với một lực vừa đủ đau. Thực hiện khoảng 2 phút mỗi ngày có thể thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ mệt mỏi.

5. Hai bàn chân cọ sát vào nhau

Trước khi đi ngủ, bạn có thể nằm trên giường hoặc ngồi xuống, sau đó chà xát hai lòng bàn chân vào nhau trong khoảng 2 phút. Phương pháp này có thể thúc đẩy lưu thông máu, giúp cơ thể giải độc, cải thiện giấc ngủ...

6. Tập động tác đạp xe

Động tác này thúc đẩy lưu thông máu ở chân và rất có ích cho sức khỏe. Hai chân thực hiện động tác đạp xe không chỉ giúp rèn luyện nhóm cơ cốt lõi mà còn giúp tăng cường lưu thông máu ở chân. Khi tập phải thực hiện các động tác đạp chính xác. Nên đặt một tấm thảm yoga trên sàn cứng để tránh chấn thương cột sống thắt lưng. Mỗi lần tập khoảng 1 phút. Mỗi lần có thể tập 3 lượt.

Những Người Không Thích Hợp Để Massage Chân

  1. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng, như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận, v.v.
  2. Trong thời kỳ kinh nguyệt.
  3. Phụ nữ có thai.
  4. Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch.
  5. Bị viêm, có vết thương hở ở bàn chân.
  6. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.
  7. Chảy máu trong cơ thể, như chảy máu dạ dày, xuất huyết não, v.v.
  8. Thuyên tắc mạch máu.

Mặc dù massage chân có tác dụng làm dịu các triệu chứng bệnh của cơ thể, nhưng cũng đừng quá phụ thuộc vào nó. Khi bệnh không thuyên giảm trong một thời gian dài, bạn nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sau đó mới sử dụng massage để hỗ trợ. Để có được sức khỏe tốt, bạn vẫn cần tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng


Nguồn bài viết: Running Biji