[Sức Khỏe] Mồ hôi có mùi khó chịu - Sức khỏe đã bật đèn đỏ

Sang Nguyen
Đăng ngày 25/02/2020
2,627 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Mồ hôi có mùi khá nặng - Cẩn thận về sức khỏe của bạn

Bạn có phát hiện sau khi tập thể dục, cơ thể của mình sẽ có mùi nặng hơn bình thường không? Trên thực tế, mồ hôi của mỗi người đều có mùi đặc trưng. Nhưng nếu cơ thể của bạn có mùi khó chịu bất thường, như mùi amoniac, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn có thể đang có vấn đề! !

1. Trước tiên hãy tìm hiểu về thành phần của mồ hôi

Gần 99% thành phần của mồ hôi là nước, 1% còn lại là urê, muối, axit amin, axit lactic,... Mồ hôi giúp tản nhiệt và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Bản thân mồ hôi không có mùi, nhưng khi tiếp xúc với các vi khuẩn trên bề mặt da, mùi hôi sẽ được hình thành. 

Thông thường, mồ hôi tiết ra do tập thể dục hoặc thời tiết nóng chủ yếu bao gồm nước và chất điện giải, cho nên mùi của chúng sẽ không quá hăng.

2. Tại sao cơ thể nặng mùi?

Một bác sĩ Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong trị liệu lâm sàng đối với những bệnh nhân có mùi cơ thể nặng hoặc mắc chứng đổ mồ hôi nhiều. Ông cho biết loại mùi cơ thể này thường có ở những nhân viên văn phòng bận rộn và được gọi là "mùi mệt mỏi", xuất hiện khi cơ thể bị mệt mỏi về mặt thể chất. Khác với cơ chế tạo của mùi mồ hôi, "mùi mệt mỏi" không phải vì vi khuẩn trên bề mặt da phân hủy mồ hôi tạo thành mùi lạ, mà thủ phạm là do "amoniac" trong cơ thể gây nên!

Amoniac được hình thành bởi sự phân hủy protein của cơ thể. Trong quá trình loại bỏ sự mệt mỏi cơ bắp hoặc khi vi khuẩn trong ruột hoạt động sẽ tạo ra một lượng lớn amoniac. Gan sẽ phân giải amoniac thành urê và bài tiết dưới dạng nước tiểu. Vì vậy amoniac không tồn đọng nhiều trong cơ thể ở những trường hợp bình thường.

Tuy nhiên, sự mệt mỏi có thể làm suy yếu chức năng gan, kéo theo sự suy giảm khả năng phân hủy amoniac, khiến ammoniac theo máu lưu thông đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, sau đó được thải qua mồ hôi và bã nhờn của da. Lúc này cơ thể sẽ có “mùi mệt mỏi”.

*Những người có các triệu chứng sau đây nên cần chú ý!

1. Áp lực quá mức

Mệt mỏi tinh thần sẽ dẫn đến hiệu quả trao đổi chất kém.

2. Làm việc quá sức

Mệt mỏi về thể chất dẫn đến sự trao đổi chất trong cơ thể không hiệu quả.

3. Béo phì

Đặc biệt đối với những người gặp vấn đề về gan nhiễm mỡ, chức năng gan rất dễ bị tổn thương.

4. Những người mắc hội chứng người có mùi cá (Trimethylaminuria - viết tắt là TMAU)

Người có mùi cá là một bệnh hiếm gặp do một đột biến gen cụ thể, khiến cơ thể không thể phân hủy trimethylamine. Trimethylamine tồn đọng trong cơ thể bệnh nhân sẽ theo mồ hôi, nước tiểu và hơi thở thoát ra ngoài, đồng thời tỏa ra mùi tanh.

5. Uống rượu thường xuyên

Khi uống rượu, cồn sẽ được chuyển khắp cơ thể theo đường tuần hoàn máu. Một bộ phận sẽ được thoát ra ngoài theo lỗ chân lông, một bộ phận khác sẽ được thoát ra theo hơi thở, khiến ta ngửi thấy mùi rượu.

6. Táo bón

Phân bị tích lũy trong cơ thể sẽ sinh ra amoniac, theo máu lưu thông khắp cơ thể. (Ăn quá nhiều thịt có thể sẽ gây táo bón! Nên ăn nhiều trái cây và rau quả).

3. Năm cách cải thiện mùi cơ thể

1. Hình thành thói quen tập thể dục aerobic (bài tập hiếu khí).

2. Giảm tiêu thụ thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Lượng protein cần được bổ sung theo thứ tự: đậu > cá > thịt > và trứng.

3. Xây dựng thói quen tập thể dục định kỳ.

4. Uống nhiều nước có thể thúc đẩy sự bài tiết độc tố, virus và những sản phẩm từ quá trình trao đổi chất, giúp làm loãng mùi hôi từ đó có thể cải thiện mùi cơ thể.

5. Duy trì thói quen tốt trong việc vệ sinh cá nhân. Tắm ít nhất một lần một ngày. Tập trung vào các khu vực rậm lông tóc và những nơi có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để ngăn chặn và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Cơ thể nặng mùi quả thực khiến người ta rất xấu hổ. Nếu cảm thấy rằng cơ thể bạn có mùi nghiêm trọng, hãy nhớ xem xét lại thói quen sinh hoạt hằng ngày. Phát hiện vấn đề càng sớm thì việc trị liệu sẽ càng hiệu quả.

[Nguồn bài viết: Running Biji ]