[Ngừa chấn thương] Đau gối khi chạy - Có thể là do chấn thương cơ gân kheo

Nam N. Phung
Đăng ngày 17/04/2020
1,922 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Phòng khám Yongjiu - được biên soạn bởi chuyên gia vật lý trị liệu Jian Haozhi, Zhou Jinglin)

(Nguồn ảnh: 123RF)


Cơ gân kheo bị chấn thương như thế nào?

Gần đây, chúng tôi đã gặp một số trường hợp đau đầu gối nhưng không giống với hội chứng viêm gân cơ chân ngỗng, nhuyễn sụn xương bánh chè hay dải chậu chày. Bài viết này chia sẻ hai trường hợp mà chính chúng tôi gặp phải. Sau nhiều phân tích đánh giá, trường hợp này liên quan đến chấn tương cơ gân kheo.

Trường hợp 1:

(Nguồn ảnh: youtube)

Thủ phạm chính trong trường hợp này là do tư thế chạy không đúng. Người chạy có thói quen chạy bằng gót chân và đầu gối duỗi quá thẳng khi nhảy từ trên cao xuống. Lúc này khi đi bộ sẽ cảm thấy đau đầu gối, cơn đau sẽ đặc biệt rõ ràng hơn khi leo cầu thang. Ban đầu các chuyên gia còn nghĩ rằng là do cơ tứ đầu đùi bị căng cứng quá mức gây nên sức ép cho xương đùi, xương bánh chè dẫn đến đau đớn. Nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi phát hiện rằng nguyên nhân chính là do cơ gân kheo bị căng quá mức khiến cho xương chày bị dịch chuyển ra sam dẫn đến đau đầu gối trước.


Trường hợp 2:

Vận động viên này chạy lên dốc và vô tình kéo giãn điểm bám xa nhất của cơ gân kheo. Điểm bám này nằm tại xương chày dưới của đầu gối, khiến cho vùng xung quanh đầu gối bị đau đớn.

Sau khi tìm hiểu về các trường hợp trên, bài viết lần này sẽ chia sẻ với các bạn về một nhóm cơ gọi là “cơ gân kheo”, để bạn có thể hiểu thêm về chức năng và các chấn thương phổ biến của loại cơ bắp này.


Cơ gân kheo nằm ở đâu? Có hình dáng ra sao?

(Nguồn ảnh: Jian Haozhi - "Liệu pháp xoa bóp lâm sàng cơ bản")

Cơ gân kheo được chia thành hai nhóm bên trong và bên ngoài. Phần cơ bên trong bao gồm cơ bán gân (semitendinosus muscle), cơ bán màng (semimembranosus muscle). Phần cơ bên ngoài bao gồm cơ nhị đầu đùi (Biceps femoris). Theo giải phẫu truyền thống, các cơ bên trong và bên ngoài có điểm bắt đầu ở xương ngồi (ischial tuberosity). Điểm kết thúc của phần cơ bên trong là tại xương chày (tibia), và phần cơ bên ngoài kết thúc tại xương mác (fibula). Từ kiến thức giải phẫu phía trên có thể thấy rằng các cơ chế sinh học của cơ gân kheo không chỉ ảnh hưởng đến xương chậu, khớp hông và khớp gối, mà còn ảnh hưởng đến khớp mắt cá chân (sự sắp xếp xương chày và xương mác sẽ ảnh hưởng đến khớp này), vì vậy cơ gân kheo đóng vai trò quan trọng trong vận động ở chi dưới .

Theo giải phẫu học (Anatomy Trains), trong cơ thể có rất nhiều fascia. Fascia là mô liên kết bao quanh tất cả các cấu trúc trong cơ thể, bao gồm các cơ, gân, dây chằng, các mô liên kết giàu tính đàn hồi và sợi collagen. Nguồn lực chính cho các chuyển động của cơ thể không phải đến từ một cơ duy nhất, mà là toàn bộ cấu trúc trên các mô fascia.

(Nguồn ảnh: Jian Haozhi - "Liệu pháp xoa bóp lâm sàng cơ bản")

Theo quan điểm giải phẩu học của Anatomy Trains, cơ gân kheo thuộc các đường cơ lưng nông (superficial back line). Trong quỹ đạo của dải fascia này, cơ gân kheo nằm ở vị trí phía sau của khớp gối, kết hợp cùng với cơ gastrocnemius (cơ sinh đôi căng chân) tạo thành một cấu trúc giống như nút thắt. Khi đầu gối duỗi thẳng, nút thắt này được thắt chặt. Khi cơ thể di chuyển (chẳng hạn như uốn cong cơ thể về phía trước), các mô trên đường cơ lưng nông sẽ bị kéo bởi một lực. Tại thời điểm này, cấu trúc nút thắt sau đầu gối chưa được tháo ra, do đó các mô trên đường cơ lưng nông vẫn bị giữ ở vị trí ban đầu (vì nút thắt không thể trượt), vì vậy các mô đó không có khả năng hấp thụ sức căng khi cơ thể uốn về phía trước, dẫn đến các cơ gân kheo phải gánh chịu một lực rất lớn.

(Nguồn ảnh: sequencewiz)

Ví dụ, khi thực hiện động tác gập người và chạm tay vào ngón chân, lúc này đầu gối sẽ được duỗi thẳng thẳng, toàn bộ đường cơ lưng nông sẽ bị kéo chặt. Khi cơ gân kheo  được thư giản hay thả lỏng, tuy có thể kéo dài cơ gân kheo về phía dưới nhưng sức ép sẽ tập trung tại xương cùng (sacrum). Nếu đầu gối hơi cong, sức căng đến đường cơ lưng nông của cơ gân kheo có thể được giải phóng, và cơ thể có thể kéo dài hơn.


Các chấn thương liên quan đến cơ gân kheo trong khi chạy

Cơ gân kheo có chức năng rất quan trọng khi vận động, đặc biệt là các môn thể dục liên quan đến việc sử dụng các chi dưới. Nhìn chung sẽ có 3 tình huống chấn thương:

(Nguồn ảnh: 123RF)

Tình huống thứ nhất là đau phía sau đùi. Khi chân sải bước về phía trước, cơ gân kheo chịu phải một lực đáng kể. Lúc này hai đầu của cơ gân kheo rất dễ bị tổn thương tại các vị trí xương ngồi, bên ngoài hoặc bên trong phía sau đầu gối.

(Nguồn ảnh: 123RF)

Tình huống thứ hai là đau ở phía trước của khớp gối, đặc biệt là khi leo cầu thang hoặc ngồi xổm. Khi thực hiện hai động tác này, các cơ gân kheo sẽ được buông lỏng, nhưng khi bị thương, các cơ gân kheo sẽ bị căng cứng, khiến vị trí của xương chày bị kéo về phía sau, làm cho xương bánh chè và xương đùi phải chịu nhiều áp lực hơn khi uốn cong đầu gối.

(Nguồn ảnh: 123RF)

Tình huống thứ 3 là đầu dài của cơ nhị đầu đùi bị căng cứng. Vùng cơ bắp này không chỉ có liên quan đến đường cơ lưng nông, mà còn liên quan đến đường xoắn ốc (spiral line) và đường sâu phía trước (The deep front line) (theo quan điểm của Anatomy trains). Cơ này được kết nối với nhóm cơ adductor và cơ nhị đầu đùi, ảnh hưởng đến sự chuyển động của xương chậu và khớp hông và sự xoay của xương chày trong khớp gối. Các động tác bị ảnh hưởng đến bao gồm nâng cao đùi, squat và nhón chân.


Mỗi người sẽ gặp phải những tình huống khác nhau. Bài viết này chỉ nếu ra hai ví dụ điển hình, khi gặp phải tình huống cụ thể phải tìm đến sự tư vấn của chuyên gia vật lý trị liệu chuyên nghiệp để có thể đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.


[Nguồn bài viết:  Running Biji]