[Giảm Cân] Bí quyết giúp bạn tránh khỏi hai căn bệnh thời đại “Béo phì và bệnh tiểu đường”

Thanh Hai
Đăng ngày 21/02/2020
1,454 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Ngay từ khi chào đời, cơ thể chúng ta đã có thói quen dự trữ năng lượng, mỡ thừa cho những trường hợp cần thiết. Hôm nào thời tiết không tốt, không thể đi săn hoặc mùa màng thất bại, thì chúng ta vẫn có thể sống qua ngày.
Ở thế kỉ 21, chúng ta không cần đi săn nữa mà mở tủ lạnh ra đã có đầy ắp thức ăn dự trữ. Do đó, đời sống của chúng ta và tổ tiên ở thời tiền sử khác xa một trời một vực, và cũng chính sự tiện nghi này gây ra những căn bệnh hiện đại như béo phìtiểu đường.

Đề cập đến béo phì và bệnh tiểu đường, hai căn bệnh này không phải là âm mưu của giới y học. Mà từ trước đến nay, có quá nhiều nghiên cứu kết luận rằng béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Giả sử một người mắc bệnh tiểu đường và béo phì, chức năng cơ thể sẽ kém dần đi, lâu dài sẽ gây ra các bệnh về thận, thần kinh, thị giác, v.v. Nhưng đáng quan tâm hơn nữa đó là mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch cũng do đó mà gia tăng. Từ góc độ này bạn có thể thấy rằng, một khi mắc phải bệnh tiểu đường và béo phì, thì tình trạng sức khỏe của chúng ta trở nên kém đi nhiều. Hiện nay, bệnh tiểu đường được xếp vào Top 5 căn bệnh gây tử vong cao trên thế giới.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online) 

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng, nếu như số người mắc bệnh béo phì và tiểu đường càng nhiều thì chi phí y tế sử dụng cho việc điều trị khá cao, năng suất sản xuất của xã hội giảm sút, có tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online) 

Mặc dù có thể nói rằng một số người gầy vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng tại sao béo phì và bệnh tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau?

Hơn 80% các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều có hiện tượng béo phì. Insulin là hóc môn duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết. Đối với những người béo phì, khả năng giảm đường huyết của insulin kém đi, khó có thể kiểm soát lượng đường trong máu, trở thành nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Như vậy một người được xem là béo phì thì trọng lượng của họ là bao nhiêu? Đối với người trưởng thành thì chỉ số BMI nằm trong khoảng 25-29, khi BMI vượt quá 30 được xem là béo phì. Đối với một người có chiều cao 1 mét 60, nếu cân nặng cơ thể vượt quá 64kg thì bị coi là thừa cân, nếu trên 77kg bị xem là béo phì. Nếu bạn cao 1 mét 70 thì 72kg là thừa cân, nhưng vượt quá 87kg bị xem là béo phì. Cứ mỗi thừa cân 5kg đến 10kg thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ càng cao.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online) 

Thật ra thì chúng ta có thể phòng tránh béo phì, hoặc khi đã béo phì rồi thì vẫn có thể đảo ngược tình thế. Nói cách khác, bạn có thể dựa vào nỗ lực cá nhân để tránh mắc phải béo phì và bệnh tiểu đường do ăn quá nhiều. Chúng tôi khuyên bạn đừng nghĩ rằng là do di truyền, gia đình bạn không hề có một thành viên nào là không béo phì và mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù di truyền là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, nhưng chúng ta vẫn có thể lựa chọn một thói quen sinh hoạt lành mạnh, như kiểm soát cân nặng của bản thân để không bị rơi vào tình trạng thừa cân nghiêm trọng.

Đặc biệt là khi bạn cảm thấy cơ thể mình thừa cân nghiêm trọng, sẽ xuất hiện một số triệu chứng tiền béo phì như sau:

  • Bụng bia
  • Luôn muốn ăn đồ ngọt
  • Biên độ biến đổi tâm trạng và cảm xúc lớn
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online) 

Làm cách nào để phòng tránh bệnh béo phì? Dưới đây là một vài kiến nghị cho bạn tham khảo:

Thay đổi thói quen ăn uống:

Thật ra thì bạn nên thực hiện thói quen tốt này trong suốt 365 ngày chứ không phải ngày đực ngày cái. Đương nhiên trong một số ngày lễ lớn như Tết, tất niên, đám cưới, v.v thì đồ ngon ngay tại trước mắt mà không ăn thì quá tiếc. Tuy nhiên, hiện này đời sống của chúng ta không còn nằm trong khuôn khổ “không ăn bữa này thì bữa tới không biết phải ăn ở đâu”. Tình trạng suy dinh dưỡng trong xã hội ngày nay không còn là vấn đề nghiêm trọng hàng đầu như những năm kháng chiến gian khổ. Do đó, bạn đừng áp đặt cho mình tâm lý “ăn trước rồi tính sau”, không nên ăn quá no, nên thực hiện thói quen ăn vừa đủ no cho mỗi bữa ăn vì ăn quá nhiều cũng chỉ giúp cơ thể bạn tích trữ mỡ thừa mà thôi. Cho nên, chúng ta nên tập cho mình một thói quen “ở bất kì tình huống nào đi nữa chúng ta cũng không nên tham lam”, nếu không thì cơ thể là nơi phải trá giá đắt nhất cho những thói quen ăn uống không tốt này.

 Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh

 Những cạm bẫy trong thói quen ăn uống hàng ngày mà chúng ta thường gặp là gì? Thứ nhất là ăn quá mặn, tiếp theo là sử dụng quá ít các loại ngũ cốc nguyên cám, rau quả và các loại hạt. Xem đến phần này có lẽ bạn sẽ có chút ngạc nhiên, tại sao goi là “sử dụng quá ít”, nếu bổ sung càng nhiều vào khẩu phần ăn của chúng ta thì không phải sẽ gây béo phì sao? Thực ra, vấn đề mà chúng ta gặp phải đó là việc sử dụng quá ít những loại thực phẩm lành mạnh này. Thậm chí ăn trái cây nhất định phải chấm muối, ăn salad phải thêm các loại sốt ăn kèm, càng không thể không nhắc đến cách chế biến các món ngon. Thử nghĩ xem, đã bao lâu rồi bạn không thưởng thức hương vị nguyên chất của thực phẩm? Hầu hết những thực phẩm chúng ta sử dụng ngày nay đều đã qua giai đoạn gia công chế biến như: thịt nguội, xúc xích, v,v.

Giảm tiêu thụ đồ ngọt, tinh bột tinh chế và các sản phẩm thịt chế biến sẵn

Mặc dù trọng điểm của phần này vẫn nhắc đến “ăn”, nhưng đây là một vấn đề đáng để nhấn mạnh, bởi vì hầu hết tất cả chúng ta đều không hề hay biết những thực phẩm chế biến sẵn mặc dù dưới cái mác đồ mặn nhưng trong thành phần của nó không ít thành phần đường được thêm vào để gia tăng hương vị của thực phẩm. Tên đồ ngọt nghe có vẻ rất lành, nhưng thực tế có tác hại rất lớn đối với sức khỏe. Tránh những thức uống có hàm lượng đường cao, những món tráng miệng ngọt trong dịp Tết, bánh mì, những sản phẩm được chế biến từ tinh bột tinh chế và những thực phẩm giàu đường, dầu, v.v. Thậm chí có một số sản phẩm mà bạn cho rằng rất lành mạnh như yakult, ovantine, đều có hàm lượng đường khá cao. Hi vọng bạn sẽ dành một ít thời gian xem thông tin dinh dưỡng của sản phẩm trước khi quyết định chọn mua nó.

 Xây dựng thói quen vận động

 Ngoài việc điều chỉnh thói quen ăn uống ra, quan trọng là chúng ta nên xây dựng một thói quen vận động cho chính mình. Xây dựng một chế độ vận động hợp lí có thể duy trì khối lượng và sức mạnh cơ bắp, đồng thời có thể làm tăng mức nhạy cảm của cơ thể với hóc môn insulin và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu như hiện tại bạn vẫn chưa có một thói quen vận động hoặc vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì bạn có thể tham khảo một số bài tập cơ bản phát triển cơ bắp, hoặc một số bài tập có thể thực hiện tại nhà để bắt đầu xây dựng cho mình một thói quen tập luyện cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử xem một số bài tập giúp nâng cao độ nhạy của insulin.

Hạn chế tối đa các áp lực trong cuộc sống

 Áp lực ảnh hưởng đến chế độ trao đổi chất của cơ thể. Trong trường hợp cuộc sống của bạn có quá nhiều áp lực thì bạn sẽ vô tình rơi vào trạng thái ăn nhiều hơn, chất lượng giấc ngủ kém và không có thời gian rèn luyện sức khỏe, những yếu tố trên đều góp phần ảnh hưởng đến hàm lượng insulin được tiết ra trong cơ thể. Hãy dành cho mình một ít thời gian để làm rõ những vấn đề mà bạn đang phải đối mặt, chọn cho mình một môi trường và điều kiện làm việc phù hợp để tìm ra câu trả lời tốt nhất cho vấn đề này. Trong trường hợp bạn không thể tự giải quyết những vấn đề này, bạn có thể tìm câu giải đáp từ các chuyên gia tâm sinh lí học.

Tránh tình trạng mất ngủ

 Mất ngủ gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến đời sống của chúng ta. Mất ngủ gây rối loạn cơ chế sinh học của cơ thể, dễ dẫn đến béo phì và bệnh tiểu đường. Đồng thời chúng ta khó có thể tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ đã ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn thì hãy nhanh chân tìm bác sĩ giúp đỡ nhé!

Hiểu rõ về cơ thể mình hơn

Bạn nên có một ít khái niệm về chiều cao, cân nặng, chỉ số đường huyết, huyết áp của bản thân. Cần phải nắm rõ chỉ số BMI của cơ thể mình để kiểm soát cân nặng của bản thân. Ví dụ, tương ứng với chiều cao 1 mét 60 thì cân nặng hợp lí nên nằm trong khoảng 47-61kg, tương ứng với 1 mét 70 là 53-70kg. Nếu phát hiện mình thừa cân thì tốt nhất nên kiểm tra chỉ số huyết áp, đường huyết và mỡ máu để xác nhận xem mình có nguy cơ mắc phải hội chứng rối loạn trao đổi chất hay không.

[Nguồn bài viết: Running BIJI]