[Sức Khỏe] Tiểu ra máu hay protein sau khi chạy bộ có bình thường không? Hiểu thêm tình trạng cơ thể thông qua nước tiểu

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/02/2020
4,758 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn hình ảnh: Ghi chú phục hồi sau khi bơi của bác sĩ Wu Yicheng 

Theo thống kê, có khoảng 20% người chạy marathon đã từng đi tiểu ra máu. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này và khoảng 80% người mắc phải sẽ thuyên giảm trong vòng ba ngày. Mức độ nghiêm trọng của tiểu ra máu có thể liên quan đến cường độ và thời gian tập luyện. Nguyên nhân chính có thể phân thành hai loai: do ngoại chấn thương hoặc do các yếu tố khác ngoài ngoại chấn thương.

Tiểu ra máu liên quan đến tập thể dục

Những nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu do ngoai chấn thương sẽ khác nhau tùy theo các loại hình thể thao khác nhau. Chẳng hạn đối với các môn bóng bầu dục, bóng đá, quyền anh, v.v., ngoại lực sẽ gây ra tổn thương cục bộ cho thận hoặc hệ tiết niệu, dẫn đến đi tiểu ra máu. Ví dụ như khi tham gia chạy marathon, phần đáy bàng quang sẽ bị chấn động lên và xuống. Một số nghiên cứu đã tiến hành nội soi bang quang ở những người sau khi chạy bộ đường dài, đã phát hiện nhiều thương tổn và vết bầm ở đáy bàng quang.

(Nguồn hình ảnh: Ghi chú phục hồi sau khi bơi của bác sĩ Wu Yicheng 

Một nghiên cứu khác cho thấy quá trình tiếp đất bằng gót chân khi chạy có liên quan đến việc tiểu ra máu. Khi chạy bộ, gót chân bị tác động va đập bởi mặt đất, khiến các tĩnh mạch thận nhỏ bị vỡ, dẫn đến tiểu ra máu. Nhưng nếu thay đổi tiếp đất bằng gót chân (heel strike) thành phương pháp tiếp đất bằng mũi chân (forefoot strike) hay tiếp bằng đất giữa chân (midfoot strike) có thể làm giảm nguy cơ đi tiểu ra máu không? Cần có nhiều nghiên cứu hơn để trả lời vấn đề này.

Hiện vẫn chưa có những giải thích chính xác về nguyên nhân tiểu ra máu bởi các yếu tố khác ngoài ngoại chấn thương. Có thể giải thích rằng, khi vận động với cường độ mạnh, máu tuần hoàn với lưu lượng lớn đến chân tay, và một phần nước được bài tiết thành mồ hôi trên bề mặt cơ thể, khiến lưu lượng máu đến thận bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thận thiếu oxy. Để cải thiện tình trạng này, thận phải tự làm tăng độ thẩm thấu và do đó dẫn đến việc tiểu ra máu. Một giả thuyết khác là triệu chứng nhiễm toan axit lactic trong quá trình tập thể dục, hiện tượng này làm tăng độ thẩm thấu của thận, cho phép các tế bào hồng cầu đi qua thận, gây ra việc tiểu ra máu.

Cũng nên lưu ý là tiểu ra máu có thể gây ra bởi những bệnh có sẵn. Hội chứng kẹp hạt dẻ (nutcracker syndrome), sỏi thận, sỏi bàng quang vv đều do tĩnh mạch thận trái bị chèn ép bởi động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên, dẫn đến tiểu ra máu và protein, hoặc đau bụng trái. Những người bị sỏi thận hay sỏi bàng quang ngoài hiện tượng đi tiểu ra máu, còn có thể bị đau lưng hoặc đau bụng dưới.

Những nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng, để làm giảm nguy cơ tiểu ra máu, quan trọng nhất là cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước trước và trong khi chạy. Hầu hết các trường hợp tiểu ra máu do tập thể dục đều sẽ thuyên giảm sau vài ngày đến một tuần, và không cần đi bệnh viện kiểm tra chuyên sâu. Nếu tiểu ra máu dai dẳng kéo dài sau một tuần ngừng tập thể dục, và bệnh nhân đã hơn 50 tuổi, kiến nghị nên đến khoa tiết niệu hoặc nội thận để tiến hành xét nghiệm.

Một nguyên nhân khác liên quan đến tiểu ra máu đến từ hội chứng tiêu cơ vân (rhabdomyolysis), khiến nước tiểu có màu nâu. Tiêu cơ vân là hội chứng các tế bào cơ xương bị phá hủy nhanh chóng. Khi tế bào cơ xương bị hoại tử sẽ giải phóng một lượng myosin vào máu và được đào thải qua thận. Hội chứng tiêu cơ vân có thể dẫn đến suy thận và thậm chí tử vong.

(Nguồn ảnh: wikipedia.org)

Nguyên nhân của việc tiểu ra máu rất nhiều, có thể do nhiễm trùng, căng thẳng, thuốc, tập luyện quá sức, nhiệt độ cao, bất thường về nội tiết, hay các bệnh liên quan đến miễn dịch, v.v. Trong số đó, tiêu cơ vân do tập thể dục chỉ chiếm 3,2% trong tất cả các trường hợp mắc phải hội này. Nhưng vẫn có những tin tức về hiện tượng suy thận và đột tử liên quan đến tiêu cơ vân sau một trận đấu hoặc do luyện tập squat quá nhiều. Vì vậy mọi người cũng phải đặc biệt chú ý.

Các triệu chứng tiêu cơ vân bao gồm đau nhức cơ bắp, yếu cơ và nước tiểu sẫm màu. Hiện tượng đau nhức cơ bắp không xuất hiện ở tất cả mọi người. Chỉ khoảng 50% người bị đau nhức và khó chịu. Ngoài ra cũng xuất hiện một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa và thậm chí sốt.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu ra máu bao gồm tập luyện không đầy đủ trước trận đấu, cường độ tập luyện tăng đột ngột, môi trường tập luyện nóng bức, rối loạn tản nhiệt bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (dùng thuốc kháng cholinergic, đồng phục bóng bầu dục bí bách làm giảm hiệu quả tản nhiệt của cơ thể, v.v.), hạ kali máu hay hội chứng hồng cầu hình liềm. 

Khi xét nghiệm máu sẽ thấy chỉ số CK tăng cao sau 2-12 giờ (chỉ số enzyme xúc tác Creatine Kinase), kali máu tăng. Khi tăng quá cao sẽ gây rối loạn nhịp tim, tỷ lệ ure và chỉ số creatinin trong máu (BUN/ Creatinine) cũng bắt đầu tăng, v.v., nên theo dõi điều trị ngay lập tức.

Tiểu ra protein (protein niệu) liên quan đến tập thể dục

Khoảng 70% vận động viên sẽ gặp phải hiện tượng tiểu ra protein sau khi tập thể dục. Thời gian xuất hiện bắt đầu khoảng 20-30 phút sau khi tập thể dục, và kéo dài một đến hai ngày. Nguyên nhân là do hormone (angiotensin II hoặc norepinephrine) được tạo ra trong quá trình tập luyện sẽ thay đổi về độ thẩm thấu của cầu thận. Hội chứng protein niệu có liên quan đến loại hình và thời gian tập thể dục.

Các xét nghiệm nước tiểu cho thấy protein niệu tăng mạnh sau khi tập thể dục với cường độ cao. Vì vậy, trước khi khi muốn làm các xét nghiệm nước tiểu, không nên tập thể dục với cường độ cao.

Các triệu chứng nước tiểu khác bạn nên chú ý

Bổ sung nước đúng cách trong khi tập thể dục đòi hỏi một lượng lớn kiến thức mới có thể đạt được. Bổ sung quá nhiều hoặc quá ít có thể gây hạ hoặc tăng natri máu, tăng kali máu. Nếu chỉ có một lượng ít nước tiểu  được bài tiết ra sau khi vận động, hay chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu hoặc mất ý thức hay động kinh sau khi tập thể dục, kiến nghị nên lập tức đến trạm y tế hay bệnh viện để kiếm tra sức khỏe.

Tạm kết 

Tiểu ra máu hay protein sau khi tập thể dục không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hầu hết trong số đó là phản ứng bình thường sau khi tập thể dục. Bổ sung đủ nước và duy trì cân bằng điện giải là phương pháp thực nghiệm nhất để tránh tổn thương thận. Tuy nhiên nếu tình trạng diễn ra kéo dài, lời khuyên là bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra đầy đủ.

Tài liệu tham khảo 

  • Post exertional hematuria. Ren Fail. 2014 Jun;36(5):701-3. J Sports Med Phys Fitness. 2016 Sep;56(9):1060-76.
  • Footstrike is the major cause of hemolysis during running. J Appl Physiol (1985). 2003 Jan;94(1):38-42.
  • Uptodate: Exercise-induced hematuria
  • Uptodate: Clinical manifestations and diagnosis of rhabdomyolysis
  • Renal alterations during exercise. J Ren Nutr. 2008 Jan;18(1):158-64.

    [Nguồn bài viết: Running Biji]