[Kiến thức] Tại sao khi chạy bộ luôn cảm thấy đau bụng hoặc muốn đi đại tiện?

Nam N. Phung
Đăng ngày 28/03/2020
5,473 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Bác sĩ Ngô Dịch Trừng

Trong khi tập luyện, hơn 50% vận động viên đã từng nếm trải cảm giác khó chịu về đường tiêu hóa, trong đó những động viên thuộc dạng có sức bền như các marathoner với tỉ lệ khoảng 4% và 32% vđv ba môn phối hợp, họ đều từng trải nghiệm những cảm giác vô cùng khó chịu do đường tiêu hóa gây nên, thậm chí một số người vì vậy mà từ bỏ cuộc chơi.


Các yếu tố ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của các vận động viên được chia thành hai loại:

Triệu chứng của đường tiêu hóa trên: Trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn, nôn mửa, v.v thường xuất hiện ở các vận động viên xe đạp nhiều hơn các runner.

Triệu chứng của đường tiêu hóa dưới: tiêu chảy, đau bụng, đường ruột xuất huyết, v.v thường gặp ở các runner.

Ở góc độ sinh lý, vì khi vận động các dây thần kinh giao cảm bị kích thích dẫn đến lượng máu ở đường tiêu hóa giảm, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tạm thời, làm giảm nhu động thực quản, kèm theo trương lực cơ vòng giảm xuống, xuất hiện hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn hoặc nôn mửa. Nếu xuất hiện các triệu chứng này bạn nên nghỉ ngơi mới có thể cải thiện chúng.

Ngoài ra, các vấn đề của đường tiêu hóa còn tùy thuộc vào bộ môn vận động của bạn. Ví dụ: Khi đạp xe, cần phải ép thấp người xuống, tư thế này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng bụng; trong khi đó trong quá trình chạy bộ sẽ làm xuất hiện những chấn động lên xuống của cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ khó chịu cho đường tiêu hóa.

Đa số các môn thể dục ở cường độ bình thường không ảnh hưởng nhiều đến đường tiêu hóa, nhưng một khi vận động ở cường độ cao sẽ gia tăng những bi kịch như sau:

  • Giảm nhu động thực quản: những dây thần kinh giao cảm bị kích thích, vùng thực quản dưới kèm theo trương lực cơ vòng giảm.
  • Liệt nhẹ dạ dày (hay còn gọi là rửa dạ dày chậm) có nghĩa là dạ dày mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa thức ăn: Hiện tại cơ chế vẫn chưa rõ lắm, đặc biệt là vào những ngày nóng bức, nếu cơ thế mất nước hay vận động với cường độ quá cao thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
  • Tác động hạn chế đối với nhu động của ruột non và ruột già.


Đau bụng do vận động

Phần lớn các runner đều đã từng nếm trải qua những cơn đau dữ dội và khó chịu ở vùng bụng. Những cơn đau tạm thời này thường xuất hiện ở vùng bụng phải, nhưng một số ít người thậm chí đau lên đến cả bả vai, tình trạng này đa phần thường xuất hiện ngay khi mới bắt đầu vận động, nhưng tình trạng này sẽ dần dần mất đi sau một hồi vận động.

Nghiên cứu cho thấy hiện tượng này thường bắt gặp ở các runner tập luyện không nhiều hay ở phái nữ với xác suất khá cao. Hiện nay, cơ chế và nguyên nhân rõ rgây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, theo giả thiết thì do một trong các nguyên nhân sau:

  • Vận động dẫn đến hiện tượng thiếu máu của các cơ hoành (ischemia)
  • Chấn động kích thích đến các dây chằng bên dưới cơ hoành (subdiaphragmatic ligament)
  • Những chấn động do vận động kích thích phúc mạc ở khoang bụng (parietal pertoneum)

Một số nghiên cứu cho rằng “Tập thở chúm môi” (pursed-lip breathing) có thể cải thiện triệu chứng đau bụng, số khác cho rằng phải tăng cường nhóm cơ cốt lõi (core) thì có thể giảm đi xác suất phát sinh. Triệu chứng đau bụng do vận động có thể thuyên giảm khi chúng ta giảm cường độ tập luyện, và hầu hết chúng không ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài tập tiếp theo.

(Nguồn ảnh: drugs.com

Bệnh tiêu chảy ở các runner

Ngoài triệu chứng tiêu chảy ra thì thường kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng và đầy hơi, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Hiện nay, các nghiên cứu đều cho rằng nó có liên quan đến sự biến hóa của hiện tượng thiếu máu cục bộ của đường tiêu hóa, hoặc việc tập thể dục tạm thời làm thay đổi tính nhu động của đường tiêu hóa, làm tăng tốc độ rửa dạ dày. Hầu hết các hiện tượng này đều có chiều hướng phát sinh với xác suất thấp khi chúng ta giảm cường độ vận động. Nếu không xuất hiện tượng đi ngoài ra máu thì bạn có thể dùng thuốc hoặc lệ thuộc vào sự điều trị của hệ miễn dịch bản thân; nếu đi ngoài ra máu thì bạn nên dừng ngay việc vận động và đến bác sĩ để nhận được sự kiểm tra chính xác hơn.


Một số phương pháp giúp làm giảm hiện tượng tiêu chảy:

  • Bổ sung lượng nước đầy đủ trước khi vận động
  • Nạp các carbohydrate khác nhau (gồm fructose, glucose), không nên từ chối bổ sung bất kì một loại carbohydrate nào.
  • Hạn chế lượng thực phẩm có khả năng lên men FODMAPs (fermentable oligosaccharides,disaccharides, monosaccharides, and polyols) như đường đơn, đường đôi, đường phức và rượu đa phức polyol: Do các thực phẩm này sinh ra nhiều khí, làm thay đổi áp suất thẩm thấu của đường ruột, làm gia tăng xác suất phát sinh hiện tượng tiêu chảy, trong đó polyol và một thành phần phổ biến trong các loại kẹo cao su không đường.
  • Hãy sử dụng các loại thực phẩm có thành phần tự nhiên, và nên tránh những loại thức ăn chế biến sẵn trước những ngày thi đấu. 

(Nguồn ảnh: mysportscience.com

Ngoài ra, một số người bị tiêu chảy hay táo bón do hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome) gây ra. Hội chứng này không phải hiếm hoi gì, có khoảng 10~15% dân số mắc phải nó, đặc biệt là khi chúng ta sống trong một xã hội đầy áp lực như hiện nay thì tỉ lệ mắc hội chứng này cao hơn rất nhiều so với trước kia. Hiện nay, một số nghiên cứu cho rằng sự bất thường của nhu động tiêu hóa, đường ruột nhạy cảm hơn, chức năng tiết dịch bất thường của đường tiêu hóa có thể có mối liên quan với nhau. Hội chứng ruột kích thích có thể được chia làm 3 dạng: táo bón, tiêu chảy và dạng tổng hợp hai triệu chứng trên. Thông thường thì những triệu chứng khó chịu sẽ được cải thiện sau khi đi ngoài.

Căn cứ theo Rome IV chẩn đoán chức năng tiêu hóa của căn bệnh này, các triệu chứng khó chịu này đòi hỏi phải kéo dài 6 tháng, đồng thời các triệu chứng này xuất hiện vào mỗi tuần và kéo dài 3 tháng thì mới giống hội chứng ruột kích thích. Tiếc rằng tiêu chuẩn Rome IV được xác lập dựa trên người bình thường chứ không phải dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp.

(Nguồn ảnh: mysportscience.com

Hiện nay phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu gồm các loại thuốc làm giảm triệu chứng co thắt và cải thiện tính nhu động. Thuốc giảm triệu chứng co thắt có thể giúp giảm đau nhưng do tác dụng phụ của thành phần cholinergic sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như khô môi, chóng mặt, giảm khả năng chịu nhiệt, v.v. Các loại thuốc an thần cấp thấp (thuốc giải lo âu) cũng có hiệu quả đối với bệnh tiêu chảy. Các loại thuốc trên liệu có thích hợp cho các vận động viên sử dụng hay không còn cần đến lời khuyên của các bác sĩ.


Một số đặc điểm không liên quan khá nhiều đến chứng ruột kích thích nhưng vẫn đáng lưu ý của bệnh tiêu chảy, bạn đặc biệt phải thận trọng, khi có một trong những đặc điểm sau thì nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ thì sẽ tốt hơn:

  • Trên 50 tuổi
  • Cân nặng sụt giảm không rõ lí do và nguyên nhân
  • Tiêu chảy về đem
  • Đường tiêu hóa dưới xuất huyết
  • Không rõ nguyên nhân thiếu chất sắt


Chán ăn do vận động quá độ (exercise-induced anorexia)

Tập thể dục quá sức có thể sẽ ảnh hưởng đến sự chán ăn trong một thời gian ngắn (1-16 ngày), hiện tượng này sẽ dần dần hồi phục khoảng hai tuần sau khi vận động. Các yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến leptin (hoóc môn chi tiêu năng lượng), insulin (giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể), các axit béo tự do, nước bọt v.v. Hiện tượng chán ăn sau khi vận động có mối liên hệ khá lớn với các hoóc môn trong cơ thể.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng chất xơ, chất béo, chất đạm, đường fructose, v.v những loại chất này hay dẫn đến hiện tượng đầy hơi trong khi vận động. Đồng thời tình trạng mất nước của cơ thể sẽ làm cho các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Bồn nôn, ói mửa trong vận động và bệnh trào ngược dạ dày thực quản

(Nguồn ảnh:123RF)

Các hiện tượng như buồn nôn hay nôn mửa không hoàn toàn có mối liên kết với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thông thường thì các triệu chứng này liên quan đến nhu động thực quản, kèm theo sự biến đổi của trương lực cơ vòng, sự thay đổi của tính thẩm thấu của đường ruột. Đối với một số người, hiện tượng buồn nôn và ói mửa không xuất hiện trong khoảng thời gian tập luyện. Hội Y học thể thao Mỹ ACSM khuyến nghị để giảm đến mức đáng kể hiện tượng không mong muốn như trên thì trước khi bắt đầu bước vào đường đua thì chúng ta nên bổ sung một lượng vừa đủ carbohydrate và nước.

  • Trong trường hợp thời gian vận động dưới 1 tiếng thì có thể bổ sung vừa phải các loại đồ uống thể thao (chứa 6~8% đường).
  • Nếu thời gian vận động kéo dài hơn 1 tiếng thì nên bổ sung 30-60 g/h lượng carbohydrate.

Ngoài ra, nếu bạn bổ sung đường quá nhanh (>1.0-1.5 g/phút) có thể sẽ làm giảm tốc làm rỗng của dạ dày, tăng cảm giác buồn nôn và đầy hơi. Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu cho thấy những vận động viên bổ sung lượng đường nhiều hơn tiêu chuẩn sẽ hoàn thành đường đua sớm hơn, điều này cho thấy sự rối loạn tiêu hóa không hề làm giảm hiệu suất vận dộng. Những kết luận trên vẫn đang cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận tốt nhất.

Trong trường hợp bạn đã mắc phải triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên cải thiện thói quen sinh hoạt và tập thể dục như sau:

  • Gối đầu cao khi ngủ
  • Giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể
  • Cai thuốc lá
  • Tránh nằm xuống sau khi ăn từ 2-3 tiếng
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã bổ sung đủ nước trước khi tập luyện hay thi đấu để tránh tình trạng mất nước.
  • Giảm và hạn chế những loại thực phẩm đặc và cứng trước khi thi đấu, thay vào đó hãy sử dụng những loại thức ăn mềm hoặc ở dạng lỏng.


Hệ tiêu hóa xuất huyết khi vận động

(Nguồn ảnh:123RF)

Xuất hiện là hiện tượng mà chúng ta phải đặc biệt quan tâm, hiện nay nhiều người cho rằng xuất huyết là chấn thương do cường độ tập quá cao gây nên, khiến cho hệ tiêu hóa sau khi thiếu máu gây tổn thương niêm mạc ruột.

Theo thống kê của một số nghiên cứu, khoảng 80% runner chạy đường dài bị tổn thương niêm mạc ruột sau những cuộc đua, thậm chí một số vận động viên siêu marathon có hiện tượng thiếu chất sắt trong máu do hệ tiêu hóa thường xuyên xuất huyết, kém hấp thu gây ra. Do đó, ngoài việc bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ thì có thể sử dụng thuốc dạ dày (H2 bloker hoặc PPI) để làm thuyên giảm triệu chứng. Trong trình trạng tình trạng này kéo dài không dứt, thì bạn nên đi thử máu và khám nội soi.

Ngoài ra thuốc giảm đau kháng viêm NSAID có thể sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết của đường tiêu hóa. Nếu bạn đã mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa thì hãy hạn chế sử dụng loại thuốc này, nếu bạn vẫn thực sự muốn sử dụng NSAID thì hãy sử dụng đồng thời PPI để giảm nguy cơ xuất huyết.

Hệ tiêu hóa thiếu máu cục bộ ở cấp độ nhẹ sẽ xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, quá trình làm rỗng dạ dày trở nên chậm hơn, khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm dần, viêm dạ dày, v.v. Trong trường hợp nặng hơn thì sẽ dẫn đến viêm ruột do thiếu máu (ischemic colitis), những nhóm người có nguy cơ mắc nhiễm như vđv nữ, vđv trẻ tuổi, hoặc ở những nhóm vận động cường độ cao và nhảy cao.

Mất nước trong khi vận động ở cường độ cao dễ gây thiếu máu cục bộ, đồng thời khi thiếu máu thì cơ thể cũng khó hấp thụ nước. Do đó, việc bổ sung nước đúng lúc đúng và đủ lượng là rất quan trọng trong việc làm giảm hiện tượng thiếu máu cục bộ.

Nhiều người do thiếu nước và chất xơ nên mắc phải bệnh trĩ hay hậu môn bị nứt nẻ, cũng có thể sẽ bị xuất huyết hệ tiêu hóa dưới.


Những lời khuyên cho bạn

  • Tập luyện có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa với phương pháp bổ sung lượng nước bị mất sau mỗi 10 phút tập luyện để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Bình thường khi tập luyện có thể sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, nhưng khi chạy bộ thì nên giảm lượng sử dụng.
  • Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sinh khí dễ gây đầy hơi.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm.
  • Tránh tình trạng mất nước khi vận động, đồng thời có thể bổ sung một ít các hợp chất carbohydrate.


Tài liệu tham khảo:

  • Gastrointestinal considerations related to youth sports and the young athlete. Transl Pediatr. 2017 Jul; 6(3): 129–136.
  • Gastrointestinal Complaints During Exercise: Prevalence, Etiology, and Nutritional Recommendations. Sports Med. 2014; 44(Suppl 1): 79–85.
  • Upper Gastrointestinal Issues in Athletes. Current Sports Medicine Reports: March/April 2012 - Volume 11
  • Gastrointestinal symptoms in elite athletes: time to recognise the problem? Br J Sports Med. 2018 Apr;52(8):487-488.

[ Nguồn bài viết: Running Biji ]