[Ngừa chấn thương] Chạy bộ dẫn đến mông có cảm giác đau nhức, coi chừng mắc phải hội chứng cơ tháp!

Sang Nguyen
Đăng ngày 28/03/2020
6,598 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

- Bệnh nhân: “Hai tháng nay tôi thực sự cần cù siêng năng chạy bộ, tập squats để giảm cân và giúp đường cong cơ thể trở nên rõ ràng hơn. Nhưng thường hay cảm thấy mông phải đau nhức.”
- Bác sĩ: “Vậy ngoại trừ đau mông ra, bạn còn cảm giác gì nữa không?”
- Bệnh nhân: “Nó có chút tê và căng, cảm giác này khó diễn tả lắm. Nhưng tôi còn khá trẻ, liệu có thể đã mắc phải viêm khớp hông không?”
- Bác sĩ: “Triệu chứng của bạn nghe có vẻ giống Hội chứng cơ tháp hơn. Chúng ta hãy cùng xét nghiệm xem có phải nó không nào!”

Hội chứng cơ tháp (Hội chứng cơ hình lê)
Hội chứng cơ tháp (Piriformis Syndrome) có thể được cho rằng là một câu chuyện về “nhóm cơ nhỏ lật ngược các sợi thần kinh lớn”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai cấu trúc quan trọng: Cơ tháp (cơ hình lê) và thần kinh tọa.
Cơ hình lê là một cơ dẹt, không lớn lắm, nó nằm sâu bên trong vùng mông, cạnh bờ trên của khớp háng. Cơ hình lê đóng vai trò rất quan trọng trong việc cố định khớp hông khi chúng ta đi bộ. Những động tác như xoay khớp hông hoặc hoặc xoay đùi hay bàn chân ra phía ngoài đều cần có sự hỗ trợ của nhóm cơ này.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Thần kinh tọa là sợi dây thần kinh vừa dày vừa dài, nó là nơi hội họp của các dây thần vùng thắt lưng dưới, những sợi thần kinh này đi qua vùng mông dọc xuống phía sau đùi và rẽ nhánh ở đầu gối, sau đó xuống đến lòng bàn chân, nó dường như là nơi liên kết của tất cả các dây thần kinh của chân cẳng.

Vấn đề là khi dây thần kinh tọa khi đi ngang qua vùng hông, nó sẽ đi ngang cạnh các nhóm cơ hình lê. Thậm chí, có khoảng 1/5 dân số có dây thần kinh tọa xiên qua cơ hình lê. Do đó, một khi cơ hình lê liên tục bị căng cứng, bị viêm và sưng, chúng sẽ chèn ép dây thần kinh tọa bên cạnh (hoặc dây thần kinh tọa xiên qua chúng), kích thích dây thần kinh tọa, dẫn đến các cơn đau và cảm giác tê quanh mông và hông. Và cơn đau này có thể lan xuống chân dọc theo chiều dài của dây thần kinh tọa, gọi là “Hội chứng cơ tháp (cơ hình lê)”.

Các yếu tố nguy hiểm của “Hội chứng cơ hình lê”

Khi nào chúng ta dễ mắc “Hội chứng cơ hình lê” nhất?

  • Vùng hông đã từng bị chấn thương.
  • Lạm dụng cơ bắp quá mức như trong chạy đường dài, đạp xe, leo cầu thang, các bài tập Lunge, v.v.
  • Do phái nữ có khung xương chậu rộng nên dễ mắc phải hội chứng hình lê hơn, đặc biệt nếu bạn có thói quen ngồi gác chân lên đùi.
  • Ngồi trên xe quá lâu hoặc công việc bắt buộc bạn phải ngồi suốt cả ngày.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Chẩn đoán “Hội chứng cơ hình lê”
Hiện nay các bác sĩ có thể dựa vào bệnh sử để chẩn đoán Hội chứng cơ hình lê, trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng các phương pháp như chụp X-Quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa như: thoát vị đĩa đệm, gãy xương cột sống thắt lưng, gai cột sống, hẹp cột sống, v.v.

Cách trị “Hội chứng cơ hình lê”
Để thoát khỏi cơ đau khó chịu của hội chứng này thì trước tiên bạn có thể nghỉ ngơi, sử dụng các loại thuốc kháng viêm, hoặc tiêm steroid, v.v. Nhưng hầu hết các bệnh nhân có thể hoàn toàn phục hồi mà không cần đến sự trợ giúp của thuốc men sau khi thực hiện phương pháp nghỉ ngơi hợp lí, stretching (giãn cơ) và điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Cách làm dịu các cơn đau của “Hội chứng cơ hình lê”

◆ Đừng ngồi lì một chỗ quá lâu, ít nhất hãy đứng lên và di chuyển sau mỗi một tiếng.

◆ Không gác đùi lên chân khi ngồi.

◆ Khi ngồi nên đảm bảo túi quần trống trơn, cơ hình lê sẽ bị chèn ép khi túi quần sau nhét một chiếc ví tiền to đùng.

◆ Hãy làm nóng cơ thể trước khi vận động, đồng thời chia đều lượng bài tập đừng nên để vùng mông quá tải trong một thời gian ngắn.


Tiếp theo sau đây là một vài động tác giúp thả lỏng cơ hình lê:

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Ôm cột gác chân
Hai tay ôm chặt cột, nâng chân phải lên và gác lên đùi trái, mắt cá chân chạm đùi trái, ngả người về phía sau, hạ thấp người xuống, và cảm giác cơ sau mông bị kéo căng. Giữ nguyên động tác trong vài giây, sau đó đổi chân.

Co một chân
Thực hiện bằng cách ngồi xuống và dang rộng hai chân với hai bàn chân chạm vào nhau và ngồi thẳng lưng nhờ vào hai tay và phần chân sau tiếp đất. Sau đó, kéo một chân về phía dưới vùng bụng, hai tay vẫn giữ nguyên ở vị trí cũ để duy trì thăng bằng giúp cơ thể gập về trước, lúc này bạn sẽ cảm thấy vùng cơ mông sau của bên chân co về phía bụng bị kéo căng. Giữ nguyên tư thế trong vài giây và sau đó đổi chân.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Giãn cơ ở tư thế ngồi.
Khi ngồi, bạn có bắt chéo hai chân, và cũng có thể để cho hai lòng bàn chân đẩy lẫn nhau, thân trên từ từ nghiêng về phía trước. Quan trọng khi cơ thể nghiêng về phía trước, không còng lưng,  lúc này bạn sẽ cảm thấy nhóm cơ ở phía sau mông căng hẳn ra.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Ôm chân ở tư thế ngồi
Khi ngồi, một chân duỗi thẳng về trước, hai tay ôm mắt cá chân còn lại, kéo về phía lòng ngực, bạn có thể dùng lực của hai cánh tay để điều chỉnh cường độ căng cơ như mong muốn.

Nằm ngửa bắt chéo chân
Nằm ngửa xuống sàn, hai chân co lên, chân phải gác lên chân trái sao cho mắt cá chân chạm đầu gối chân trái, hai tay ôm lấy đùi hoặc bắp chân trái, kéo chân về phía cơ thể, càng gần càng tốt, lúc này bạn sẽ cảm nhận phần cơ sau đùi phải bị kéo căng.


[ Nguồn bài viết: Running Biji]