[Ngừa chấn thương] Nguyên nhân và phương pháp trị đau lưng dưới

Sang Nguyen
Đăng ngày 28/03/2020
1,367 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

“Tôi không thể đứng quá lâu hay khi ngồi lâu một chút thì lưng bắt đầu đau, đơn giản là chỉ có khi nằm thì mới không bị cơn đau lưng dày vò.”

“Mỗi khi cơn đau lưng dưới tái phát thì dường như có người cầm dao gâm vào lưng, cắt thịt tôi vậy.”

Bạn đã từng trải qua những cơn đau lưng khó chịu này hay chưa?

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Hiện tượng đau lưng dưới rất phổ biến nhưng cơn đau ở mỗi người đều không giống nhau, và thông thường bao gồm các đặc điểm sau:

  • Cơn đau nặng hơn khi cúi người về phía trước hoặc khiêng vật nặng.
  • Ngồi lâu sẽ khiến lưng bạn thêm đau, và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn sau khi đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài.
  • Cảm thấy cơn đau dịu hẳn sau khi nằm xuống.

Trước khi đến với nguyên nhân của đau lưng dưới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu trúc của cột sống nhé. Cột sống không phải là một khúc xương có đầu thông hẳn đến mông, mà do các đốt sống chồng chất lên nhau cấu tạo nên một xương sống hoàn chính, mỗi đốt sống được ngăn cách nhau bởi một lớp sụn, đây chính là những đĩa đệm giúp giảm xóc và làm giảm ma sát giữa các đốt xương sống với nhau. Trọng lượng của thân trên thông thường sẽ tạo áp lực cho phần cột sống ở thân dưới, phần cột sống càng gần mông thì càng chịu nhiều áp lực.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Giả sử cơn đau lưng dưới phát tác thì rốt cuộc là do nguyên nhân gì? Thực ra thì nguyên nhân không nằm ở chính bản thân cột sống mà là do những hoạt động quá sức gây nên, như dọn dẹp những vũng nước đọng lại trong sân nhà sau những cơn mưa tầm tả hay tân trang lại ngôi nhà để đón Tết. Do sau khi hoạt động quá sức, cơ bắp và dây chằng bị kéo giãn quá độ, làm cho cơ bắp căng cứng hoặc dây chằng chấn thương gây đau nhức. Nhưng những cơn đau thuộc loại này thường tự động mất hẳn sau vài ngày, cho nên bạn cũng không cần lo lắng thái quá.


Nếu những cơn đau lưng dưới do hoạt động quá sức gây nên thì chúng cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày. Nhưng nếu những cơn đau này kéo dài không dứt thì bạn đừng nghĩ chúng đơn thuần chỉ là cơ bắp bị chấn thương mà lúc này bạn phải xác định xem nguyên nhân của cơn đau này có phải do “chấn thương đĩa đệm” gây nên không. Chấn thương đĩa đệm được chia làm nhiều loại, nhưng cùng với sự thoái hóa của cơ thể thì chúng cũng sẽ bị hao mòn và co lại, dẫn đến hiện tượng “thoái hóa đĩa đệm”, do đó những đĩa đệm này không còn no tròn như lúc thanh xuân nữa. Lúc này, các đốt sống sẽ cọ sát vào nhau dẫn đến hiện tượng viêm khớp thoái hóa, gây đau lưng dưới và cứng khớp.


Ngoài ra, “lồi đĩa đệm” cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới thường gặp. Cũng giống như khi chúng ta lái xe trên đường đột nhiên lốp xe bị nổ do vấp phải ổ gà, đĩa đệm có thể do bị tác động bất ngờ, nhân nhầy thoát khỏi vị trí trung tâm tràn ra ngoài đè lên các dây thần kinh cột sống. Phình lồi đĩa đệm không chỉ gây ra các cơn đau lưng dưới, mà chúng còn có thể chèn ép dây thần kinh tọa ở chân và mông, cản trở sự dẫn truyền thông tin của các sợi thần kinh này và gây đau thần kinh tọa.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Cơ thể chúng ta bị thoái hóa theo tuổi tác và các hoạt động hàng ngày cũng gây nên sự hao mòn của cột sống, làm cho các khớp và dây chằng dần dần mất linh hoạt. Nên việc giữ cho cột sống ở nguyên vị trí cũ càng trở nên khó khăn và hiện tượng này được gọi là “trượt đốt sống” (spondylolisthesis), có nghĩa là xương sống trượt về phía trước, lệch ra khỏi vị trí ban đầu của chúng và có khả năng chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau lưng dưới.

Trong quá trình viêm khớp thoái hóa cột sống, các đĩa đệm bị xẹp làm tăng ma sát giữa các đốt xương sống, các đốt sống này liên tục cọ sát vào nhau hình thành các gai xương lấp lối ra vào của các dây thần kinh. Đồng thời viêm khớp thoái hóa cột sống cũng làm tăng sự ma sát giữa các dây chằng và làm tăng bề dày của chúng, và chính những dây chằng này làm eo hẹp lối ra vào của các dây thần kinh và dẫn đến các cơn đau ở vùng lưng dưới, hiện tượng này được gọi là “hẹp ống xương sống” (spinal stenosis).

Thông thường những bệnh liên quan đến cột sống và đĩa đệm thường bắt gặp đa phần ở những người lớn tuổi. Nhưng hiện tượng “cong vẹo cột sống” có thể xuất hiện ở những thanh thiếu niên, khi cột sống cong vẹp cũng sẽ gây đau lưng và đau chân do dây thần kinh bị chèn ép gây nên.

Nói chung, đa phần các căn bệnh đau lưng dưới thường liên quan đến việc sử dụng quá sức. Trong trường hợp trước khi xuất hiện những cơn đau lưng dưới, bạn chắc chắn rằng mình đã sử dụng quá mức đến sức lực ở lưng và hông thì bạn có thể chờ xem tình hình này có được cải thiện sau vài ngày hay không, nếu tình trạng đau nhức không tự động khỏi sau vài ngày thì bạn nên đến các phòng khám để xác định rõ nguyên nhân của các cơn đau này. Đặc biệt nên chú ý rằng nếu đau lưng kèm theo các cơn sốt, ớn lạnh, sụt cân hay mất kiểm soát khi đi đại tiểu tiện thì bạn đừng chần chừ nữa, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân thì sẽ tốt hơn. Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cần phải đặc biệt cẩn thận hơn.

Sau khi đến bác sĩ thì bác sĩ có thể sẽ sắp xếp cho bạn chụp X-quang, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, v.v để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau lưng dưới. Về mặt điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, thì vật lý trí liệu cũng khá có ích trong trường hợp này. Các chuyên gia trị liệu thường khuyên bệnh nhân dùng phương pháp chườm nóng-lạnh xen kẽ để cải thiện cơn đau, hoặc dùng phương pháp mát xa hoặc siêu âm để giảm bớt cảm giác đau đớn khi điều trị. Những phương pháp vừa đề cập như trên thông thường phải kéo dài mới có hiệu quả, đồng thời phải kết hợp với các động tác giãn vùng lưng dưới và các bài tập thích hợp giúp tăng sức bền cho cơ bắp. Ngoài ra, kết hợp với việc đeo dây đai lưng cố định cũng giúp cải thiện các triệu chứng đau cho vùng lưng dưới.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Trong trường hợp dùng tất tần tật các phương pháp trên vẫn không cải thiện được cơn đau trong vòng 6 tháng thì bạn phải xem xét đến việc đi phẫu thuật. Cần lưu ý rằng việc phẫu thuật không phải là sự chọn lựa cuối cùng của việc điều trị đau thắt lưng dưới, mà nguyên nhân của cơn đau này phải được xác định rõ ràng thì bác sĩ mới quyết định có giúp bạn mổ hay không. Điều đó có nghĩa là, tuy rằng một số bệnh nhân mắc phải bệnh đau lưng mãn tính trong một thời gian dài, nhưng nếu không tìm ra nguồn gốc của cơn đau thì vẫn không thể tiến hành phẫu thuật được.

Nhắc đến kỹ thuật điều trị bằng phẫu thuật, ở đây gồm hai loại: ghép nối cột sốt (spinal fusion), thay đĩa đệm (disk replacement).  Ghép nối cột sống được ứng dụng khi cột sống bị cong vẹo hoặc đĩa đệm thoái hóa nghiêm trọng, hoặc bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn khi mỗi đốt sống dịch chuyển. Vì vậy, để giảm các cơn đau này, các đốt sống sẽ được ghép nối với nhau trở thành một khối đồng nhất, để làm giảm cơn đau của một đốt sống gây nên khi cử động, như vậy thì sẽ không xuất hiện các cơn đau nữa.

Kỹ thuật ghép nối cột sống rất đa dạng, có thể lựa chọn các phương pháp sau: trồng xương, bắt ốc, chêm giá đỡ, v.v để giúp các đốt xương sống kết nối với nhau. Có thể thực hiện mổ bụng, mổ bên hông hoặc mổ lưng. Với các kỹ thuật mổ đa dạng ngày này thì đến hiện tại vẫn không thể đảm bảo với các bạn rằng kỹ thuật nào là tốt nhất, mặt dù sau khi mổ thì một số bệnh nhân đã khỏi hẳn, nhưng vẫn có một số người sau khi phẫu thuật thì tình trạng đau lưng vẫn không hề thuyên giảm.

(Nguồn ảnh: Chăm sóc online)

Trong trường hợp đĩa đệm của bạn tổn thương nghiêm trọng thì chúng sẽ được thay thế bằng các đĩa đệm nhân tạo có thể giúp người bệnh phục hồi lại chức năng vận động của cột sống và làm giảm các cơn đau do xương sống bị cứng đơ gây nên. Kỹ thuật thay đĩa đệm cũng giống như phương pháp thay khớp gối vậy.

Chỉ có thể nói rằng, các hoạt động mỗi ngày của chúng ta đều có thể làm hao mòn xương sống và đĩa đệm, và thời gian chính là con dao vô tình, tuổi tác càng lớn thì các linh phụ kiện trong cơ thể của chúng ta cũng dần dần bước sang giai đoạn thoái hóa, tình trạng nay đau chỗ này mai nhức chỗ kia cũng tỉ lệ thuận theo từng ngày. Do đó, chúng ta cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của bản thân để kéo dài tuổi thọ hoạt động của các linh kiện này. Để phòng tránh đau thắt lưng dưới, bạn có thể duy trì tư thế đúng đắn cho cơ thể khi đứng, ngồi, khiêng vác, nhặt đồ, vì những tư thế này có mối liên quan chặt chẽ với sức khỏe của xương sống. Ngay cả những bạn trẻ cũng cần phải cẩn thẩn khi khiêng vác vật nặng, tốt nhất là nên hạ thấp người xuống bằng đầu gối trong tư thế ngồi xổm, dùng lực của hai chân để nhấc vật nặng lên chứ không nên khom lưng xuống nhấc chúng lên.


Bình thường hãy chú ý duy trì cân nặng cơ thể, thừa cân sẽ trở thành gánh nặng cho cột sống, nhưng đối với những người quá nhẹ thì cũng khó có thể duy trì khối lượng xương. Tập thể dục tất nhiên cũng rất quan trọng, thường xuyên bơi lội hoặc thực hiện các bài tập aerobic giúp duy trì chức năng tim phổi, đồng thời các bài tập core để đảm bảo sức mạnh cho nhóm cơ cốt lõi. Cuối cùng, nếu bạn vẫn còn đang hút thuốc thì hãy bắt đầu cai dần đi vì thuốc lá làm tăng tốc độ quá trình lão hóa của cơ thể, và tất nhiên khi cơ thể lão hóa thì cột sống chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.


[Nguồn bài viết: Running Biji]