Dự án chuyên môn

[Sản Phẩm] Trải Nghiệm Giày MIZUNO Wave Rider Neo

Bảo Hân
Đăng ngày 18/05/2021
18,339 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Lần này bài viết sẽ giới thiệu với các bạn đôi giày MIZUNO Wave Rider Neo

(Nguồn ảnh: Guangyu)

Trong các giày chạy bộ MIZUNO, dòng Wave Rider được đa số người chạy bộ yêu thích nhất. Kể từ khi ra mắt vào những năm 1990, đến nay nó đã được cập nhật lên thế hệ thứ 24 và MIZUNO vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển chất liệu giày. Từ đế giữa AP+ thế hệ đầu tiên, đến vật liệu U4iCX và XPOP gần đây, vật liệu đế giữa mới nhất MIZUNO ENERZY đã gây nên một làn sóng thảo luận ngay khi vừa ra mắt. Kết hợp hai loại vật liệu với nhau, và dòng giày MIZUNO Wave Rider Neo đã ra đời!

Ba điểm đặc biệt về  MIZUNO Wave Rider Neo:

MIZUNO ENERZY 

Đế giữa toàn bộ

NEO 

Thiết kế dạng vớ

G3 

Đế ngoài bám đất

Lần này, người hâm mộ kỳ cựu của Mizuno, Xiaozhi sẽ dẫn dắt mọi người tìm hiểu sức hút của MIZUNO Wave Rider Neo. Nhân tiện, trước khi đánh giá MIZUNO Wave Rider Neo (màu 2021), Xiaozhi đã sở hữu dòng 2020 và đã chạy được 200 km trong quá trình luyện tập hàng ngày của mình. Sở hữu sáu đôi thuộc dòng MIZUNO ENERZY, nên Xiaozhi khá quen thuộc với chất liệu giày này.

Giới thiệu về Xiaozhi

  • Phụ trách chuyên mục “Đôi điều về chạy bộ” của Running Biji
  • Thạc sĩ Nhóm Khoa học Thể thao, Khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan
  • Phụ trách chuyên mục Note Room vol.17 2020 của Running Biji|MIZUNO NEO series
  • Huấn luyện trại huấn luyện Wave Duel 2019 Mizuno 5000



Trên cùng bên trái: phối màu Wave Rider Neo-2021; dưới cùng bên trái: phối màu Wave Rider Neo-2020, MIZUNO ENERZY, Wave Duel Neo

Phía trên bên phải: Wave Shadow 4; giữa bên phải: Wave Rider 24; phía dưới bên phải: Wave Sky Neo (nguồn ảnh: Guangyu)

So sánh sự khác biệt giữa giày mới và giày cũ. Giày cũ đã chạy tích lũy được 200 km (Nguồn ảnh: Xiaozhi)

     Chất liệu đế giữa ENERZY

Ấn tượng đầu tiên khi mang MIZUNO Wave Rider Neo là đế giữa ENERZY tạo cảm giác rất thoải mái. Ngoài việc mềm mại, nó có thể chuyển đổi hiệu quả tác động của lòng bàn chân thành động năng khi tiến về phía trước, thay vì chỉ đơn giản là hấp thụ lực. Sau khi chạy 200 km, đế giữa đã có hình dạng của bàn chân người chạy, khái niệm này tương tự như độ co giãn cao với tính năng đàn hồi chậm của cao su non (memory foam), giúp bàn chân và giày cao có độ vừa vặn cao nhất.

Sự khác biệt giữa đế giữa ENERZY và đế giữa U4ic thường được sử dụng trong giày chạy bộ MIZUNO là gì? So sánh hai vật liệu với nhau, MIZUNO ENERZY được chia thành ba cấp dựa theo độ mềm và khả năng đàn hồi.

MIZUNO ENERZY được chia thành ba cấp độ (Nguồn ảnh: MIZUNO)

Với các dòng giày khác nhau, đế giữa ENERZY được chia thành ba loại, có thể thấy trong bảng dưới đây. ENERZY lite danh cho dòng giày đua vơi trọng lượng nhẹ, chẳng hạn như Wave Duel Neo. ENERZY CORE với phần đế dày nhất, với đại diện là dòng giày chống xóc Wave Sky Neo, thích hợp cho những vận động viên mới bắt đầu hoặc phòng tránh chấn thương khi chạy. Nhân vật chính của bài viết này, Wave Rider Neo, kết hợp sử dụng hai loại vật liệu ENERZY trên, nhằm đạt được sự cân bằng thông minh về trọng lượng và chức năng (độ mềm và khả năng phản hồi), đồng thời cũng được trang bị công nghệ miến lượn sóng Wave đáng tự hào của MIZUNO. Ngoài khả năng giảm sóc, đế giữa ENERZY mềm mại còn mang đến cho VĐV trải nghiệm thoải mái khi sử dụng.

Đế giữa kết hợp hai loại vật liệu ENERZY, cùng với công nghệ Wave tự hào nhất của MIZUNO, mang đến trải nghiệm thoải mái và mềm mại cho người mang (Nguồn ảnh: Guangyu)

Wave Rider Neo sử dụng hai loại vật liệu ENERZY (lite và core), kết hớp với thể kế miến lượn song WAVE ở giữa. Mặc dù Wave Rider 24 và Wave Rider Neo có cùng thiết kế chênh lệch gót và mũi giày 12mm, nhưng đế giữa của Wave Rider Neo có độ giày giảm thêm 1mm. Theo thông tin chính thức, Wave Rider Neo nặng 265g (27cm), kém 15g so với MIZUNO Wave Rider 24.

     Thiết kế dạng vớ

Với sự ra đời của vật liệu đế giữa ENERZY, MIZUNO cũng đã tập trung nghiên cứu về cảm giác khi mang và cho ra đời thiết kế dạng vớ Neo. Neo có nghĩa là "mới". So với chất liệu lưới thoáng khí trước đây, phần upper tại mũi giày của thiết kế vớ Neo được mở rộng hơn. Lưỡi giày được thiết kế liền mạch và sức căng từ màng ép nhiệt xung quanh lưỡi có thể cải thiện độ ổn định trong quá trình chạy. Ngoài ra, những gợn nước nổi rõ bên thân giày giúp tăng cường khả năng che phủ. Cuối cùng, thiết kế vớ ở phần gót giày vừa vặn với mắt cá chân và gân Achilles, giúp tăng cường khả năng bảo vệ.

Thiết kế upper theo phong cách vớ Neo (Nguồn ảnh: Guangyu)

Tôi đã sử dụng qua nhiều dòng Wave Rider, bao gồm cả Waveknit R1 với phần upper lưới dệt kim, tôi cảm nhận rằng dây buộc phẳng, màng ép nhiệt và lưỡi giày của Wave Rider Neo là một kiệt tác. Các lỗ ở phần upper cũng giúp thoáng khí và tản nhiệt rất tốt.

 Dây buộc phẳng, màng ép nhiệt và lưỡi giày của Wave Rider Neo là một kiệt tác. Các lỗ ở phần upper cũng giúp thoáng khí và tản nhiệt rất tốt (Nguồn ảnh: Guangyu)

Lúc đầu, khi quan sát Wave Rider Neo tôi nghĩ rằng upper kiểu vớ sẽ khó mang, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Vòng kéo tại phần cúp gót có thể giúp mang vào và cởi ra dễ dàng, đồng thời giày có độ che phủ tuyệt vời, chắc chắn rằng bạn sẽ mê ngay khi mặc nó. Ngay cả khi sử dụng và chạy 200 km, dù cảm giác chân đã như quen thuộc, nhưng tôi vẫn hài lòng với thiết kế mang vào và tháo ra thuận tiện, độ vừa vặn vẫn khá hoàn hảo.

     Đế ngoài G3

Đế ngoài dạng hạt G3 có độ bám chắc chắn. Trong quá khứ, nó chủ yếu được sử dụng trong giày đua, chẳng hạn như Wave Emperor hay Wave Duel v.v. Đế trước của Wave Rider Neo cũng sử dụng G3 với các hạt được thiết kế theo hướng đường chéo, giúp tăng cường hiệu suất bám khi vào cua nhanh, hỗ trợ động năng và nhịp độ tiến lên của người chạy.

Đế ngoài G3 với các hạt được thiết kế theo hướng đường chéo (Nguồn ảnh: Guangyu)

Điều đáng nói là đế ngoài G3 kế hợp với đế giữa ENERZY giúp bàn chân trước có độ uốn rất tốt, có tác dụng đẩy bàn chân về phía trước. Đồng thời, độ cong hếch lên như một chiếc bập bênh của mũi giày Wave Rider Neo giúp VĐV có thể di chuyển về phía trước một cách mạnh mẽ.

Đế ngoài của gót giày Wave Rider Neo sử dụng vật liệu cao su siêu chống mài mòn X10, giúp giày MIZUNO với khả năng chống mài mòn cực tốt. (Nguồn ảnh: Guangyu)

Màu chuyển sắc của Wave Rider Neo G3 được sử dụng trong đế ngoài cũng rất tươi mới, mang lại cảm giác tràn đầy sức sống. Họa tiết khắc màu trắng chạy xuyên suốt đế từ gót đến mũi giày. Hình dạng này được thiết kế dựa trên sơ đồ Trung tâm áp suất (Center of pressure, COP) thường được sử dụng trong khoa học thể thao. Thông qua hướng dẫn của quỹ đạo này, VĐV có thể chạy hiệu quả hơn.  

Từ động năng hỗ trợ chạy nhanh, khả năng uốn cong khi đẩy khỏi mặt đất, lớp đệm mềm mại, trọng tâm của cơ thể hướng về phía trước, đến lực bám vững chắc của đế, tôi rất mong đợi Wave Rider Neo có thể tạo ra một hành trình chạy đẹp mắt.

Từ gót đến nũi giày, bạn sẽ thấy một họa tiết màu trắng được thiết kế xuyên suốt, giúp chạy hiệu quả hơn (nguồn ảnh: Guangyu)

Bắt đầu trải nghiệm thực tế

Trải nghiệm 1: Sân điền kinh

Chọn sân điền kinh của trường cũ để trải nghiệm Wave Rider Neo là một lựa chọn an toàn. Tôi đã tích lũy 3000 km khi tập chạy ở đây, và cảm giác thận thuộc này sẽ giảm thiểu những thay đổi về môi trường, giúp tôi có thể tập trung hơn việc cảm nhận những đặc điểm của đôi giày. (Lưu ý: Mặc dù đã có trải nghiệm sau khi chạy 200 km nhưng giày trong các bài đánh giá này đều là giày mới).

 Phép đo thực tế đầu tiên tại khuôn viên Gongguan của Đại học Sư phạm (Nguồn ảnh: Guangyu)

Trải nghiệm đầu tiên bắt đầu với chạy 3.2 km, mục tiêu là để đánh giá cảm giác khi chạy nhanh. Đế ngoài G3 có độ bám cao, kết hợp với khả năng uốn cong của mũi giày, giúp tôi tiến về phía trước nhanh và hiệu quả. Thiết kế upper dạng vớ cũng mang lại cho tôi cảm giác thoải mái khi chạy.

 Lộ trình trong lần trải nghiệm thứ nhất (Nguồn ảnh: Xiaozhi)

Cảm giác chạy nhanh, đế giữa ENERZY biến đổi động năng một cách hiệu quả (Nguồn ảnh: Guangyu)

Trải nghiệm 2: Công viên ven sông

Khu Treasure Rock bên ngoài trường cũ là một thánh địa để chạy. Nhiều vận động viên chạy giỏi thường hay xuất hiện ở đây, và đây cũng là lựa chọn đầu tiên của tôi khi chạy đường dài. Mặt đường nhựa có thể mô phỏng cảm giác cơ thể trên đường đua thực, đồng thời cũng có thể rèn luyện khả năng tăng tốc. Ngoài mặt đường nhựa, tôi còn cố ý chạy vào phần đường lót gạch cho người đi bộ, với mục đích trải nghiệm phản hồi của đế giữa ENERZY trên các địa hình có độ cứng khác nhau.

 Treasure Rock được lựa chọn để trải nghiệm lần thứ hai (Nguồn ảnh: Guangyu)

Phần upper kiểu vớ của Wave Rider Neo che phủ gót chân rất tốt, cung cấp khả năng bảo vệ ổn định cho mắt cá chân và hỗ trợ khi chạy đường dài với tốc độ nhanh vừa phải. Giày giúp tôi cảm thấy yên tâm hơn khi chạy vượt mặt hoặc nhanh chóng chuyển hướng chạy khi gặp phải với những chiếc xe đạp chạy cùng chiều. 

 Lộ trình đánh giá thứ 2 (Nguồn ảnh: Xiaozhi)

Trong quá trình chạy, mặt đường gạch tưởng như bằng phẳng nhưng thực chất lại rất gồ ghề. Khả năng đệm của đế giữa MIZUNO ENERZY được phản ánh đầy đủ trên đường gạch vỉa hè, cung cấp khả năng hấp thụ va chạm và đàn hồi tuyệt vời, giúp tôi di chuyển một cách ổn định.

Khi lên xuống dốc, khả năng uốn cong của đế ngoài dạng hạt G3 được thể hiện rõ rệt. Đôi giày này đã được thử nghiệm vào những ngày mưa, tôi vẫn có thể yên tâm chạy ổn định trên đường nhựa ẩm ướt. (Nguồn ảnh: Guangyu)

     Tổng kết

Wave Rider Neo là siêu phẩm mới của dòng Rider. Sử dụng công nghệ đế giữa ENERZY mới nhất trên nền tảng hiện có và thiết kế upper kiểu vớ giúp cải thiện sự thoải mái khi mang. Đối người đã mang nhiều thế hệ giày chạy Rider như tôi, đế ngoài  G3 của Wave Rider Neo với phản hồi nhạy và cảm giác bám đất chắc chắn vẫn mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm mới mẻ. Nếu bạn là người mới bắt đầu chạy, bạn có thể sử dụng Wave Rider Neo để luyện tập tốc độ nhanh, còn đối với người chạy trình độ trung cấp và cao cấp, Wave Rider Neo có thể dùng để chạy bộ hàng ngày hoặc luyện tập đường dài.

 Wave Rider Neo thích hợp cho các VĐV ở tất cả các giai đoạn (Nguồn ảnh: Guangyu)
 

Nguồn bài viết: Running Biji