Dự án chuyên môn

[Ngừa chấn thương] Ba loại chấn thương mà các runner thường gặp khi chạy dưới trời nắng nóng

Sang Nguyen
Đăng ngày 29/04/2020
626 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Mùa hè này trời nóng quá... Đừng bao giờ để các căn bệnh mùa nóng gõ cửa nhà bạn (Nguồn ảnh: 123RF)


Nguyên nhân của các căn bệnh mùa nóng có liên quan đến sự cân bằng giữa môi trường bên ngoài và cơ chế bên trong của cơ thể

Thường thì khi chạy bộ chúng ta sẽ cảm thấy càng chạy càng mệt, hoặc cảm giác cơ thể không được tốt cho lắm, càng chạy càng nóng, thậm chí bạn sẽ thấy thích chạy vào mùa lạnh hơn với nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến nhiệt độ cơ thể.

Khi vận động liên tục, để giúp cơ thể giải nhiệt thì cơ chế điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể sẽ tự động được kích hoạt. Ngoài việc làm giảm hiệu suất tập luyện, để đạt hiệu suất giải nhiệt tối ưu thì cơ thể cũng khởi động các cơ chế hô hấp, bài tiết mồ hôi và nước tiểu, v.v

Và khi bạn tập thể dục quá sức dẫn đến hiện tượng quá tải và nhiệt độ cơ thể không thể nào hạ xuống, rất dễ khiến cho nhiệt độ cơ thể, nước, các chất điện giarim thậm chí toàn bộ hệ thống cân bằng của cơ thể bị mất cân bằng, lúc này rất dễ dẫn đến các căn bệnh mùa nóng.


Các căn bệnh mùa nóng thường gặp là gì? Và triệu chúng của chúng là gì?

Thoạt nghe thì ad tin rằng các bạn có thể liên tưởng đến bệnh say nắng. Thực ra thì say nắng là một thuật ngữ rất rộng lớn, theo quan điểm khoa học thì các căn bệnh mùa nóng có thể được chia làm các triệu chứng sau: ngất xỉu do nắng nóng, kiệt sức vì nóng và sốc nhiệt.


  • Ngất xỉu vì nóng-Rối loạn sơ bộ của hệ thống tuần hoàn máu và nhiệt độ cơ thể

Để giúp cơ thể giải nhiệt, các mạch máu sẽ rơi vào trạng thái khuyết trương (giãn ra) để giúp giải tỏa nhiệt năng bên trong cơ thể; và nếu như nhiệt độ cơ thể không được giải thoát kịp thời thì hệ thống tuần hoàn máu sẽ bị ảnh hưởng, lúc này hệ tuần hoàn máu bị tắc nghẽn ở tứ chi và nội tạng, dẫn đến các hiện tượng như giảm huyết áp, giãn tĩnh mạch và rối loạn tiêu hóa.

Và các triệu chứng thường gặp của hiện tượng ngất xỉu vì nóng là chóng mặt và lừ đừ, và nghiêm trọng hơn khi xuất hiện tình trạng ngất xỉu. Khi xuất hiện tình trạng ngất xỉu, việc đầu tiên là ta hãy di chuyển người bị ngất xỉu đến nơi có nhiệt độ thấp hơn, đồng thời bổ sung nước lạnh cho họ, để cho các yếu tố môi trường bên ngoài hỗ trợ làm giảm nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân.


  • Kiệt sức vì nóng-Sự mất cân bằng nghiêm trọng của lượng nước và chất điện giải trong cơ thể

Hiện tượng kiệt sức vì nóng xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường có nhiệt độ cao lên cơ thể, làm cho nước và chất điện giải trong cơ thể bị rối loạn và mất cân bằng. Triệu chứng bao gồm đau đầu, chóng mặt, hiệu suất tập luyện giảm hẳn, khó thở, v.v. Khác với ngất xỉu vì nóng ở chỗ, hiện tượng kiệt sức vì nóng thường kèm theo nôn mửa, tiêu chảy hoặc chuột rút.

Để cấp cứu bệnh nhân kiệt sức vì nóng, ngoài việc nhanh chóng đưa họ đến nơi thoáng mát, nếu như bệnh nhân còn tỉnh táo thì có thể đút nước cho họ, hoặc có thể cho họ uống một ít đồ uống thể thao bổ sung chất điện giải. Đặc biệt chú ý: khi đút nước cho bệnh nhân thì nên đút từng ngụm nhỏ, tránh gây ra các triệu chứng khác của bệnh tiêu hóa hoặc bệnh tim mạch.

Hiện tượng ngất xỉu và kiệt sức vì nóng thường xảy ra cùng nhau. Ở giai đoạn đầu, do hệ thống tuần hoàn máu trở nên kém đi dẫn đến sự rối loạn ban đầu hệ thống tuần hoàn bên trong cơ thể và nhiệt độ cơ thể, sau đó xuất hiện một loạt các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, nếu không được xử lý kịp thời, dần dần sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng của nước và chất điện giải, và dẫn đến hiện tượng kiệt sức vì nóng.

Ngoài ánh nắng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm cũng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh mùa nóng (Nguồn ảnh: 123RF)


  • Sốc nhiệt-Hiện tượng nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng cao do môi trường quá nóng 

Nghe đến sốc nhiệt, nhiều người cho rằng đây chỉ là một hiện tượng khá phổ biến, nhưng thực ra thì nó là trường hợp nghiêm trọng nhất so với hai hiện tượng đề cập ở trên. Theo định nghĩa, sốc nhiệt xảy ra khi chúng ta vận động ở môi trường có nhiệt độ quá cao, do sự rối loạn đột ngột của cơ chế giải nhiệt của cơ thể, làm cho nhiệt độ cơ thể không thể nào hạ xuống thông qua cơ chế bài tiết mồ hôi và các cơ chế giải nhiệt khác của cơ thể, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, thậm chí cao hơn 40 độ C. Lúc này có lẽ bệnh nhân không toát nhiều mồ hôi, nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng khó thở, mạch đập nhanh, thể lực giảm đi rõ rệt, tứ chi mất lực, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê.

Khi xảy phát hiện bệnh nhân sốc nhiệt, điều quan trọng nhất là phải tìm đến sự trợ giúp y tế càng nhanh càng tốt, đồng thời nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến nơi thoáng mát và cởi bỏ quần áo của họ. Dùng các phương pháp như quạt, tưới nước để giúp tăng tốc sự tuần hoàn nước trên bề mặt cơ thể và giúp làm hạ nhiệt độ cơ thể của họ.

Dựa vào sự khác biệt của ba căn bệnh say nắng trên, nói một cách đơn giản, ở hai trường hợp đầu tiên có chút giống với trạng thái “Tôi sắp chịu hết nổi rồi, nhưng vẫn có thể miễn cưỡng duy trì”, nhưng trường hợp sốc nhiệt giống như triệu chứng cấp tính của một tai nạn bất ngờ xảy ra khi gánh nặng của cơ thể đạt đến điểm giới hạn của cơ thể.


Cách phòng tránh các căn bệnh mùa nóng-Tự lượng sức mình, bổ sung kịp thời nước và chất điện giải

Vào mùa hè, cơ chế bài tiết mồ hôi của chúng ta hoạt động hơi kém, nên cơ thể dễ bị mất nước, đối với những runner đã từng có kinh nghiệm, thậm chí bị cảm, tiêu chảy hoặc nôn mửa trước khi chạy nên đặc biệt chú ý đến sự bổ sung nước cho cơ thể.

Khi vận động dưới nhiệt độ cao, thì ta nên bổ sung nước sau mỗi 15-30 phút. Ngoài ra, trong trường hợp thời gian vận động kéo dài hơn một giờ đồng hồ, hoặc thời tiết đặc biệt nóng, cần phải bổ sung một số đồ uống thể thao có chứa các chất điện giải để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải của cơ thể do lượng mồ hôi đổ ra quá nhiều.

Trong trường hợp thời tiết đặc biệt nóng nực, đổ càng nhiều mồ hôi thì bạn cần phải bổ sung kịp thời lượng nước và chất điện giải thất thoát của cơ thể (Nguồn ảnh: Biji)


Đừng xem nhẹ sự vắng mặt của Mặt trời, vì độ ẩm cũng là một sát thủ tàng hình

Ngoài việc chạy bộ vào ban ngày cần phải đặc biệt chú ý đến thời tiết ra, những runner chạy về đêm cầ phải đề cao cảnh giác hơn nữa. Đặc biệt nếu bạn tập luyện ở những khu vực ven biển, thời tiết vào hè nóng bức, độ ẩm cao, chỉ cần nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32 độ C, độ ẩm khoảng 60% thì bạn phải chú ý nhiều hơn, vì khi bạn tập luyện ở những khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao, thì cũng như khi bạn phơi quần áo vào mùa mưa vậy, cơ thể rất khó bài tiết mồ hôi, và một khi nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng lên thì lúc này dễ dẫn đến các căn bệnh mùa nóng, thậm chí hiện tượng sốc nhiệt xảy ra một cách nhanh chóng.

Do đó, vào những ngày hè oi bức, nếu bạn muốn chạy về đêm thì ngoài việc bổ sung nước ra, đồng thời khi về đêm thì tinh thần của chúng ta cũng không được tốt lắm, vì vậy nếu được thì bạn nên kiếm thêm bạn chạy, tránh những những tai nạn khẩn cấp xảy ra ở khu vực hẻo lánh để kịp thời cấp cứu. Ngoài ra, khi chạy về đêm, bạn nên mặc những loại quần áo thoáng mát, chú ý những biến hóa của cơ thể, đừng quá miễn cưỡng bản thân quá, vì an toàn là trên hết.

Ở đây muốn nhắc nhở mọi người rằng “Vận động phải có nguyên tắc, vì sinh mạng là rất đắc”. Không chỉ là mùa hè, mà bất kì lúc nào vận động bạn cũng phải tự lượng sức mình, ngoài việc tập luyện đầy đủ hàng ngày ra, bạn cũng đừng quên lắng nghe phản ứng của cơ thể, để bổ sung năng lượng kịp thời cho nó. Cuối cùng, ad tin rằng sau khi bạn đã nắm vững các nguyên tắc then chốt trên thì quá trình tập chạy mùa hè của bạn sẽ diễn ra trong sự thuận lợi và an toàn.


[Nguồn bài viết: Running Biji]