Dự án chuyên môn

[Kiến thức] Hãy để chúng tôi nói cho bạn biết các sách lược về trang phục và “lương thực” tiếp tế trong chạy bộ nhé!

Nam N. Phung
Đăng ngày 21/02/2020
904 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Có lẽ vận động cần một chút thiên phú, nhưng thành công tuyệt đối không hề ngẫu nhiên có được. Chúng tôi tin rằng các runner đều khá hiếu kì nếu muốn đạt thành tích tốt trong chạy bộ thì ngoài chế độ luyện tập ra thì điều cần lưu ý là gì? Để thành công thì chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn tiếp tế “lương thực” trong luyện tập và thi đấu.

“Lương thực tiếp tế” và trang phục: Nặng về chất không nặng về lượng

Trong quá trình luyện tập nếu như bạn có nguồn tiếp tế đầy đủ thì bạn sẽ không sợ bỏ cuộc giữa chừng do đói hay khát. Trong thi đấu nếu như bạn được tiếp tế đúng lúc thì bạn càng có cơ hội đột phá kỉ lục cá nhân. Sau đây, chúng tôi chia sẻ với các bạn phương pháp chuẩn bị “lương thực” tùy theo nhu cầu của bạn đồng thời cách làm nhẹ những vật tư này.

“Lương thực tiếp tế” luôn luôn là chìa khóa quan trọng trong thành tích đua của bạn(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Marathon

  • Trong thi đấu

Trong các giải đua Marathon, ba lô là vật dụng không hữu dụng lắm vì chỉ cần thể lực và lượng nước bổ sung đầy đủ thì bạn có thể nhịn đến trạm tiếp tế kế tiếp. Do đó, bạn cũng không cần đeo ba lô để tránh ảnh hưởng đến tốc độ của mình. Trong trường hợp bạn cần các túi geo năng lượng thì có thể nhét chúng vào túi đeo hông của mình.

Túi đeo hông Salomon S-LAB Modular không hề đem lại gánh nặng trọng lượng nào cho bạn(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Trong thi đấu thông thường bạn sẽ sử dụng đến các túi gel năng lượng, thường thì mỗi 30 phút bổ sung một lần. Chúng tôi kiến nghị bạn nên đặt túi đeo hông ở phía trước để tiện lợi cho việc lấy các túi gel. Đồng thời đối với một số vật dụng không cần thiết như điện thoại di động hoặc áo khoác thì bạn nên cất chúng vào phía sau lưng. Ngoài ra, túi nhỏ bên hông có thể cất giữ chìa khóa hoặc tiền, v.v.

Cho các túi gel năng lượng vào túi đeo hông phía trước tiện cho việc lấy ra(Nguồn ảnh:Biji / Lyon

Túi sau có thể đựng điện thoại hoặc những vật dụng lớn hơn(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Đối với những runner cần mang bình nước để tự tiếp nước thì có thể chọn túi đa năng Salomon AGILE 500.

Túi đeo hông đa năng dành cho bình tiếp nước của bạn(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị các bạn nên chuẩn bị những “lương thực tiếp tế” khác nhau cho những giải đấu khác nhau. Đối với những vận động viên dày dặn kinh nghiệm thì không có gì khác biệt nhưng đối với những beginner thì nó có ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ, giải đua diễn ra trong điều kiện trời nóng nực, do đó nhu cầu lượng nước sẽ lớn hơn bình thường. Nếu chỉ trông chờ vào các trạm tiếp nước trên đường đua thì lượng nước này không đủ để bạn hoàn thành cuộc đua một cách thuận lợi, vì khi thiếu nước thể lực của bạn sẽ kém đi, khiến cho tốc độ chậm dần, nghiêm trọng hơn nữa có thể dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt. Do đó, việc chọn cho mình một túi đeo hông phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng.

  • Trong luyện tập

Đối với một số vận động viên chuyên nghiệp, thông thường họ không đem bất kì “lương thực bổ sung” theo bên mình, nhiều lắm cũng chỉ một túi gel năng lượng mà thôi vì họ đã khá quen thuộc với tuyến đường chạy của mình và cũng rành những địa điểm có thể tiếp nước trên đường chạy. Vì vậy, đối với những runner có nhu cầu sử dụng nước khá nhiều thì nên trang bị cho mình một túi đựng bình nước là tốt nhất.

Túi đựng nước cầm tay thích hợp cho những đường chạy trung bình và ngắn(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Khi thực hiện cự ly chạy 15~20km thì nhu cầu bổ sung cũng gia tăng. Trong trường hợp này bạn có thể trang bị cho mình một áo khoác tiếp nước để đảm bảo lượng nước trong suốt quá trình luyện tập của bạn.

Ví dụ áo khoác tiếp nước S/LAB SENSE 2 SET của Salomon với 2 túi trước ngực khá tiện lợi cho các thao tác lấy và cất bình nước trong khi chạy.(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Ở những cự ly khác nhau thì bạn có thể lựa chọn cho mình những trang thiết bị khác nhau. (Nguồn ảnh: Salomon Taiwan

Chạy trail

  • Trong thi đấu:

Các trạm tiếp tế trong các giải chạy trail thông thường khá cách xa nhau. Trong trường hợp thời tiết quá nóng nực thì lúc này bạn có thể duy trì sức lực nếu cơ thể thiếu nước. Tốt nhất bạn nên tính toán kĩ lượng nước cho mỗi khoảng cách giữa các trạm tiếp nước để tự dự trữ nước cho mình.

Cùng một cự ly chạy nhưng thời gian hoàn thành của mỗi người khá khác nhau do sự khó dễ của địa hình, cho nên nếu thời gian càng dài thì chắc chắn lượng nước cần bổ sung cho cơ thể cũng tỉ lệ thuận với thời gian. Thông thường các giải chạy trail thường bắt buộc người tham gia phải tự dự bị cho mình ba lô tiếp nước. Các ba lô tiếp nước với thiết kế tiện lợi với ống hút đưa hẳn ra ngoài, người sử dụng không cần phải phí sức và thời gian rút bình nước ra khi cần sử dụng.

Đối với các runner chạy đường dài thì việc làm giảm các khối lượng vật mang theo trên mình là tương đối quan trọng (Nguồn ảnh: Biji / Lyon)

Ví dụ túi S/LAB SENSE ULTRA 5 SET với trọng lượng chỉ 191g (Nguồn ảnh: Biji / Lyon

  • Trong luyện tập

Khi bước vào bộ môn chạy trail thì bạn nhất định phải tự dự bị cho mình năng lực tự cứu mình. Một khi bị lạc trong rừng thì bạn phải chắc chắn rằng những trang thiết bị mang theo bên mình bắt buộc phải được dự trữ đầy đủ về lượng để giúp bạn duy trì sức lực đến khi tìm ra lối thoát.

Trong tập luyện, thì ngoài việc chạy trên tuyến đường quen thuộc hoặc sử dụng thiết bị định vị để xác định đường chạy ra, thì bạn nhất định phải mang theo một số vật dụng quan trọng như còi, áo mưa tiện dụng. Trong trường hợp khu vực bạn phải chạy qua có nhiệt độ dưới 20 độ C thì bạn nhất định phải đem theo một tấm chăn cứu sinh; trong trường hợp bạn chạy ở những con đường mòn trong rừng rậm thì băng gạc thun là vật dụng cực kì quan trọng vì một khi xảy ra trường hợp bong gân thì đây là lúc băng gạc thun có tác dụng trong việc cố định bàn chân của bạn.

Một số vật dụng như thuốc trừ muỗi, dung dịch thuốc tím (iodine) tùy vào nhu cầu cá nhân mà mang theo.

Những ba lô tiếp nước bó sát người không hề ảnh hưởng đến hoạt động của bạn ở bất kì địa hình nào. (Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Những trang thiết bị phù hợp với các cung đường chạy trail (Nguồn ảnh: Salomon Taiwan)

Cách bổ sung nước trong khi chạy bộ

Đối với chạy trail thì do mức độ khác nhau của địa hình, chúng ta có thể dựa vào thờI gian để xác định lượng nước cần thiết; đối với địa hình không quá phức tạp thì ta dựa vào cự ly để tính lượng nước, cứ mỗi 10-15 phút tiếp một lần nước hoặc cứ mỗi 4km thì tiếp một lần nước, phương pháp bổ sung nước là uống ngụm nhỏ đủ để làm ướt môi là được.

Đối với phương pháp bổ sung nước như trên thì ba lô tiếp nước với thiết kế ống hút đưa ra ngoài tương đối tiện lợi, bạn không cần phải dừng lại và dùng tay lấy bình nước ra mà chỉ việc đưa ống hút vào miệng và dùng tay nhấn nhẹ bình nước là có thể uống.

Chạy trail do phụ thuộc nhiều vào mức độ khó dễ của địa hình mà phương pháp tiếp nước thông thường được dựa vào thời gian để tính lượng nước cần sử dụng(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Đồng thời tùy thuộc vào cự ly và nhu cầu cá nhân để chọn thể tích túi nước phù hợp

Làm cách nào để chọn ba lô tiếp nước phù hợp cho mình? Đây là câu hỏi của khá nhiều runner trong việc mua sắm trang thiết bị cho mình. Ở đây, chúng tôi kiến nghị bạn nên căn cứ vào thể tích bình nước và nhu cầu cá nhân để chọn túi nước phù hợp. Ví dụ (đối với sản phẩm Salomon):

  • SENSE 2 SET với thể tích khá nhỏ phù hợp cho những đường chạy đơn giản, cự ly chạy nhỏ hơn 20km.
  • SENSE ULTRA 5 SET với thể tích lớn hơn thích hợp cho việc leo núi, đơn chiến, thi đấu, v.v. Ngoài ra với thiết kế đa ngăn, ULTRA 5 SET thích hợp cho một số vật dụng cần thiết. Thích hợp sử dụng cho những cự ly chạy 20~50km.

Những ba lô với nhiều túi nhỏ đa năng có thể giúp bạn mang theo khá nhiều vật dụng cần thiết khi chạy(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Ngoài việc bổ sung nước ra thì bạn nên đem theo bên mình một vài túi Gel năng lượng để bổ sung thể lực khi cần thiết. Đồng thời cần quan sát tình hình thời tiết mà dự bị cho mình những vật dụng quan trọng như áo mưa hoặc áo khoác. Nếu thời gian chạy của bạn rất dài và có thể xuyên đêm thì đèn pin, cục sạc, lương thực, túi cấp cứu, chăn cứu sinh, gel năng lượng là những vật dụng phòng hộ tuyệt đối quan trọng.

Là một vận động viên chạy trail chuyên nghiệp thì bạn chắc hẳn phải biết nên chuẩn bị như thế nào là phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình(Nguồn ảnh: Biji / Lyon

Tóm lại, những trang thiết bị mang theo bên mình là người bạn đồng hành tốt nhất trong suốt quá trình chạy của bạn. Cự ly chạy càng dài, địa hình càng phức tạp thì vai trò của chúng càng quan trọng. Sau những chia sẻ của chúng tôi thì bạn đã thuộc lòng những bí quyết về trang thiết bị trong chạy bộ chưa?


[Nguồn bài viết: Running Biji]